Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 16/04/2013 21:55 (GMT+7)

Chứng dương hư trong đông y

Sách Y học chính truyền lại nói: “Dương hư là nói nguyên dương của tâm kinh bị hư tổn, triệu chứng phần nhiều là ố hàn, trách cứ ở chỗ không có hỏa. Pháp trị phải chú trọng thuốc bổ khí, thêm các vị như ô phụ… Nếu bệnh nặng thì có thể dùng bài như: Tam kiến thang, Chính dương tán…”

1. Nguyên nhân bệnh

Chứng dương hư thường gọi là chứng hư hàn, là tên gọi chung cho các trường hợp dương khí bất túc, cơ năng suy thoái các cơ quan trong cơ thể không được sưởi ấm. Nguyên nhân chủ yếu phần nhiều do tiên thiên phú bẩm bất túc, do đau ốm lâu ngày thể trạng hư yếu hoặc do hàn tà xâm phạm vào cơ thể làm tổn thương dương khí. Trong trường hợp này nói đến dương khí bất túc toàn cơ thể, còn chứng dương hư của các tạng như tâm, tỳ, thận thường có mối liên hệ với nhau trình bày ở phần khác, chứng dương hư thường gặp trong các bệnh như: Thủy thũng, tiết tả, tâm quý, hư lao.

2. Triệu chứng lâm sàng

Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt thường trắng bệch, sức yếu hay mệt mỏi, do thiếu khí nên hay hụt hơi, biếng nói, tự ra mồ hôi, miệng nhạt không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi trắng nhạt, mạch hư trì hoặc trầm nhược, cần phân biệt với các chứng khí hư, chứng lý hàn thực, chân nhiệt giả hàn.

3. Biện chứng

Chứng dương hư phần nhiều phát sinh ở những người có thể trạng phủ bẩm bất túc, tuổi cao thể lực suy kém, hoặc ốm lâu ngày điều trị và nuôi dưỡng không tốt bệnh thường nhẹ về mùa hạ vì được dương khí của trời đất hỗ trợ, còn mùa đông do âm khí nhiều hơn nên bệnh nặng hơn. Trong quá trình bệnh lý chứng dương hư thường biểu hiện hai tình huống: Một là âm dương nương tựa vào nhau, vì dương hư lâu ngày thì tổn hại đến âm và sinh ra chứng âm dương đều hư cho nên trên lâm sàng có biểu hiện của dương hư như: Sợ lạnh, chân tay lạnh mệt mỏi yếu sức. Nhưng cũng có biểu hiện của chứng âm hư như: Triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt. Hai là do dương khí bất túc, sự vận hóa kém nên trọc âm tích tụ thủy thấp tắc nghẽn, đình trệ ẩm ngưng đọng, có thể sinh ra chứng huyết ứ…

4. Phân biệt chẩn đoán

Chứng khí hư với chứng dương hư. Chứng khí hư thuộc phạm vi của dương hư. Do khí hư phát triển mà hình thành chứng dương hư vì khí hư nên cơ năng của các tạng phủ không mạnh, chứng dương hư ngoài những chứng trạng như chứng khí hư, ngoài ra do dương khí tổn thương gây nên như cảm nhiễm hàn tà, ăn phải thức ăn sống lạnh… Chứng dương hư toàn thân không được sưởi ấm nên sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch trì. Chứng khí hư có hiện tượng hàn như sợ lạnh tay chân lạnh, mạch trì đó là cơ sở để phân biệt giữa hai chứng.

- Chứng lý thực hàn với chứng dương hư

Chứng lý thực hàn là chứng hàn thực nói chung, chứng dương hư còn gọi là chứng hư hàn. Như vậy hai chứng đều có hiện tượng hàn: như cơ thể lạnh, tay chân lạnh, miệng nhạt không khát, chứng hàn thực là do hàn tà quá thịnh xâm nhập vào cơ thể lấn át dương khí và có những triệu chứng như chứng dương hư. Khác nhau ở chỗ chứng dương hư người mệt mỏi, sức yếu, lười nói, tự ra mồ hôi, chứng thực hàn thì đau bụng cự án đại tiện bí kết, lưỡi trắng dầy, mạch huyền khẩn.

- Chứng chân nhiệt giả hàn với chứng dương hư.

Chứng chân nhiệt giả hàn tuy bên ngoài tay chân lạnh, người lạnh nhưng ở trong nội nhiệt thịnh, dương khí bế tắc ở bên trong không thoát ra cơ biểu tứ chi, tuy sợ lạnh nhưng không thích mặc áo, khát nước muốn uống, thích uống nước lạnh, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác, còn chứng dương hư thì hàng loạt hàn chứng như đã trình bày ở trên, mạch trầm trì, đó là các triệu chứng để phân biệt chẩn đoán giữa hai chứng.

5. Phương pháp điều trị

5.1. Bệnh tiết tả xuất hiện chứng dương hư:

Nguyên nhân:Do đi tả lâu ngày làm tổn thương phần dương của tỳ vị làm chức năng vận hóa của tỳ vị kém, hoặc thận dương bất túc mệnh môn hỏa suy yếu mà sinh ra chứng dương hư.

Triệu chứng lâm sàng:Vùng bụng đau, sợ lạnh, sôi bụng đại tiện lỏng, mạch trầm tế vô lực…

Phương pháp điều trị:ôn dương chỉ tả.

- Nếu tỳ vị dương hư thì dùng bài “Lý trung thang” để điều trị.

Nhân sâm             12g             Can khương      8g

Bạch truật             12g             Chích thảo        4g

- Nếu thận dương hư thì dùng bài “Tứ thần hoàn” để điều trị.

Bổ cốt chỉ             16g             Nhục đậu khấu 8g

Ngô thì du             8g              Ngũ vị tử          6g

Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, tùy chứng có thể gia vị cho thích hợp.

5.2. Chứng dương hư sinh ra bệnh thủy thũng

Nguyên nhân bệnh:Do tỳ dương hư không vân hóa, dẫn đến thủy thấp không lưu thông. Hoặc do thận dương bất túc mất chức năng khí hóa mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng lâm sàng:Từ lưng trở xuống phù thũng nặng, ấn tay vào thì lõm sâu một lúc lâu mới hồi phục, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, tiểu tiện sẻn ít, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm tế.

Phương pháp điều trị:ôn dương lợi thủy.

Nếu tỳ dương hư dùng bài “Thực tỳ ẩm”.

Phụ tử chế            8g              Hậu phác          8g

Bào khương          8g              Mộc hương       6g

Bạch truật             12g             Mộc qua           12g

Thảo quả nhân      8g              Đại phúc tử       8g

Phục linh               12g             Chích thảo        4g

Sinh khương         12g             Đại táo 12g

Ngày một thang sắc uống khi thuốc còn ấm, lúc đói, tùy chứng có thể gia giảm cho thích hợp.

- Nếu thận dương hư thì dùng bài “Chân vũ thang” để điều trị.

Phục linh               12g             Bạch truật         8g

Bạch thược           12g             Hắc phụ tử chế 6g

Sinh khương         2g

Ngày một thang sắc uống, uống khi thuốc còn ấm trước khi ăn.

5.3. Chứng dương hư trong bệnh tâm quý.

Nguyên nhân bệnh:Do tâm dương không mạnh mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng:Chóng mặt, hồi hộp, cơ thể lạnh, tay chân lạnh, sức yếu, tinh thần mệt mỏi, lưỡi trắng, mạch tế nhược sác.

Phương pháp điều trị:Bổ tâm dương.

Bài thuốc: Linh quế truật cam thang.

Phục linh              16g             Bạch truật         12g

Quế chi                 12g             Chích thảo        18g

Ngày một thang sắc uống, tùy chứng mà gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp.

5.4 Chứng dương hư xuất hiện hư lao.

Nguyên nhân:Do tỳ dương bất túc, chức năng vận hóa kém hoặc thận dương hư bất túc, mệnh môn hỏa suy yếu và sinh ra bệnh.

Triệu chứng:Sợ lạnh, tay chân lạnh, mỏi mệt, hụt hơi, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch hư nhược.

Phương pháp điều trị:ôn dương phù chính.

- Nếu tỳ hư thì dùng bài: Chửng dương lý lao thang.

Nhân sâm            12g             Bạch truật         8g

Hoàng kỳ              12g             Chích thảo        4g

Trần bì                  12g             Nhục quế          6g

Ngũ vị tử              6g              Sinh khương     6g

Đại táo                  12g             Đương qui        8g

- Nếu thận dương hư thì dùng bài: Hữu quy hoàn

Lộc giác giao        16g             Sơn thù            6g

Thục địa                16g             Đỗ trọng           12g

Hoài sơn               12g             Đương qui        12g

Câu kỷ tử              12g             Thỏ ty tử           12g

Phụ tử                  8g              Nhục quế          6g

Ngày một thang sắc uống lúc đói, khi thuốc còn ấm.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.