Chữa ngứa và mề đay
Bệnh phong ngứa bắt đầu do không khí khô, nhất là vào mùa đông. Nên tắm rửa bằng nước ấm thường xuyên và hạn chế việc ra ngoài.
Có nhiều cách giữ cho da không bị khô. Bạn có thể dùng xà bông loại moistunzed (giữ ẩm) hoặc các loại có nhãn hiệulà "for dry skin" (cho da khô). Các xà bông này thường để lại một lớp dầu trên da bạn sau khi tắm. Nếu bạn không thích chúng, có thể dùng xà bông thường, nhưng nhớ thoa kem dưỡng dahoặc các loại lotion giữ ẩm sau khi tắm.
Cẩn thận với sản phẩm khử mùi
Nếu bạn thường dùng thuốc xịt hay thuốc thoa để khử mùi hôi ở những chỗ kín như nách, háng... và bị rát hay đỏ ở những chỗ đó vào mùa khô, nên ngưng đi. Thường loại sản phẩm này có chất chống đổ mồ hôi với các muối kim loại như alumium sulfate, alumium chloride, zincomium chlorohydrate..., làm ngứa lở da.
Nếu bạn cần thuốc chống đổ mồ hôi, hãy dùng loại chứa các chất ôxit magiê, kẽm..., tránh các gốc sulfate, chloride.
Hạn chế móng tay giả
Theo các nghiên cứu gần đây, nhiều loại móng tay giả làm từ chất acrylic. Chất này có thể ăn mòn mắt, mũi, hệ thống hô hấp, và tạo ngứa ngáy khi bám vào da. Nếu không thể tránh tiếp xúc với móng tay giả thì hãy chọn loại không có arcrylic.
Niken có thể gây ngứa
Bạn có biết rằng số đàn bà bị bệnh ngứa nhiều hơn đàn ông gần 10 lần? Đó là do họ sử dụng nhiều trang sứcvà dị ứng với nicken. Kim loại này được dùng để mạ sáng, hoặc trộn với vàng nguyên chất làm thành vàng 10K, 12K, 14K... Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người đeo vàng tây hay bị ngứa.
Một số người đeo hoa tai bằng vàng tây chứa nicken nhưng không chỉ bị ngứa tai mà còn ngứa ở những chỗ khác. Nếu bạn chợt nổi ngứa vài ngày sau khi có món nữ trangmới, hãy để ý xem nó có phải là nguyên nhân hay không. Khi mới xỏ lỗ tai, đôi hoa tai đầu tiên nên làm bằng vàng 24K, tuyệt đối tránh vàng pha nicken của Mỹ (vàng tây của Việt Nam thường pha với bạc, đồng, có màu đỏ hơn).
Nicken phải tác dụng với mồ hôi mới gây ngứa được. Vì thế, nếu vẫn thích đeo đồng hồ mạ kền (nicken) hay vàng tây thì nên cố giữ đừng bị đổ mồ hôi.
Chữa mẩn ngứa
Ngứa là triệu chứng cơ năng chung của nhiều bệnh như bệnh da, dị ứng, bệnh nội tạng, bệnh nội tiết, bệnh thần kinh, tâm thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh về máu…Ví dụ như các bệnh: mề đay châm, đái tháo đường, thiểu năng gan, tăng bạch cầu…
Ngoài dấu hiệu chính là ngứa, da thường có vết xước. Ngứa có thể là một biểu hiện của dị ứng, y học gọi là bệnh mề đay, dân gian gọi là bệnh phong lạnh hoặc ma tịt đốt.
Chất gây ra dị ứng được gọi là dị nguyên, có thể là thuốc men, thức ăn, bụi nhà, cây cỏ, sâu bọ, thời tiết…
Biểu hiện dị ứng thường gặp nhất là ở ngoài da. Người bị dị ứng nổi những mẩn đỏ thành vết, đám hoặc sẩn nề, gồ cao hơn mặt da, ranh giới rõ, tròn hoặc vằn vèo, màu hồng nhạt, ở giữa hơi bạc màu, rắn chắc, vị trí ở khắp người hoặc từng vùng. Càng gãi thì càng mẩn đỏ và ngứa nhiều hơn…
Với mề đay cấp, không cần điều trị. Sau một thời gian sẽ hết. Có thể nằm nghỉ chỗ thoáng, uống nhiều nước là được. Chỉ cần tránh gãi mạnh (càng gãi càng làm ngứa, có thể gây sây xước da, chảy máu, gây bội nhiễm).
Dân gian có kinh nghiệm dùng cám rang, hoặc một mảnh vỏ lưới rang nóng rồi xoa lên người để chống mẩn ngứa. Nếu là mề đay mạn tính có thể dùng Siro Phelecgan 0.3%; ngày uống hai thìa canh(trưa – tối).
Hoặc dùng dimdrol viên 0.01 ngày uống 2 - 3 viên chia làm hai lần; kháng histamin tổng hợp, canxiclorua,… theo chỉ định của thầy thuốc.
Y học dân tộc cũng có nhiều bài hay. Có thể dùng một số cây cỏ như quả ké đầu ngựa, lá cây kim ngân sao lên sắc lấy nước uống…
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, cần hạn chế muối, đường, các chất kích thích.
Vì sao hay bị nổi mề đay?
Nổi mề đay là bệnh hay gặp, là một tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, gây phù tại chỗ làm cho da nổi các nốt đỏ, láng và ngứa nhiều.
Mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số yếu tố thường dẫn đến bệnh có thể do dùng thuốc, các chất kích thích như rượu bia, thức ăn nhiễm khuẩn, thời tiết cũng như sự căng thẳng về tinh thần.
Thông thường, người mắc bệnh sẽ thấy ở trên da những nốt to hoặc nhỏ không đều nhau, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được trên da, người bệnh còn cảm thấy rất ngứa, cũng có ít trường hợp không ngứa, một số khác thay vì ngứa lại có cảm giác như bị kim châm hoặc rát bỏng. Trường hợp nặng có thể bị nổi mề đay đột ngột ở da, đồng thời xuất hiện các triệu chứng ở hệ hô hấp như thở gấp, khó thở, giãn mạch ngoại biên gây hạ huyết áp, choáng váng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Mề đay xuất hiện trên da là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này làm phóng thích histamin trong da, từ đó làm cho các mạch máu giãn nở, đồng thời làm gia tăng tính thẩm thấu của thành mạch, lớp bì sưng lên tạo các nốt ngoài da. Chính chất histamin này làm người bệnh thấy ngứa ngáy.
Tình trạng của bạn, nếu hay bị nổi mề đay, có thể bạn bị dạng mạn tính. Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh, bạn cần đi khám tại các chuyên khoa dị ứng để được điều trị thích hợp. Bạn cũng chú ý xem mình thường mắc bệnh sau khi ăn loại thức ăn nào hay vào thời tiết mùa nào… để phòng bệnh hiệu quả./.