Chủ nghĩa tự do truyền thống
1)Về tác giả
Ludwig von Mises (1881-1973) là một trong những nhà kinh tế học và chính trị học nổi bật nhất thế kỉ XX. Ông là người đứng đầu, đồng thời là người củng cố và hệ thống hoá Trường phái kinh tế học Áo. Các tác phẩm nổi bật của ông gồm: The Theory of Money and Credit (1912, 1953); Socialism: An Economic and Sociological Analysis (1922, 1932, 1951); Liberalismus (1927, 1962), Bureaucracy (1944, 1962); Human Action: A Treatise on Economics (1949, 1963, 1966, 1996); Planning for Freedom (1952, 1962, 1974, 1980); Theory and History: An Interpretation of Social and Economic Evolution (1957).
2) Về tác phẩm:
Cuốn sách tương đối mỏng này có tầm quan trọng gấp nhiều lần sức tưởng tượng nếu chỉ nhìn vào độ dầy và ngôn ngữ khiêm nhường của nó. Đây là tác phẩm bàn về xã hội tự do, bàn về điều mà hiện nay có thể được gọi là “chính sách” đối nội và đối ngoại cho một xã hội như thế; và đặc biệt là bàn về những trở ngại và khó khăn, cả thực tế lẫn tưởng tượng, trên con đường thiết lập và giữ gìn hình thức tổ chức một xã hội như thế.
3) Mục lục
- Lời giới thiệu, năm 1985
- Lời giới thiệu bản tiếng Anh
- Lời tựa
DẪN NHẬP
- 1. Chủ nghĩa tự do
- 2. Phúc lợi vật chất
- 3. Chủ nghĩa duy lí
- 4. Mục tiêu của chủ nghĩa tự do
- 5. Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản
- 6. Cội nguồn của tâm lí bài chủ nghĩa tự do
CHƯƠNG 1.NHỮNG NỀN TẢNG CỦA CHÍNH SÁCH TỰ DO
- 1. Sở hữu
- 2. Tự do
- 3. Hòa bình
- 4. Bình đẳng
- 5. Bất bình đẳng về tài sản và thu nhập
- 6. Sở hữu tư nhân và đức hạnh
- 7. Nhà nước và chính phủ
- 8. Chế độ dân chủ
- 9. Phê phán thuyết vũ lực
- 10. Luận cứ của chủ nghĩa phát xít
- 11. Giới hạn hoạt động của chính phủ
- 12. Lòng khoan dung
- 13. Nhà nước và hành động phản xã hội
CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH KINH TẾ TỰ DO
- 1. Tổ chức kinh tế
- 2. Sở hữu tư nhân và những người phê phán nó
- 3. Tư hữu và chính phủ
- 4. Chủ nghĩa xã hội là bất khả thi
- 5. Chủ nghĩa can thiệp
- 6. Chủ nghĩa tư bản: phương thức tổ chức xã hội khả thi duy nhất
- 7. Các tập đoàn kinh tế, tập đoàn độc quyền và chủ nghĩa tự do
- 8. Quan liêu hóa
CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
- 1. Giới hạn của nhà nước
- 2. Quyền tự quyết
- 3. Nền tảng chính trị của hòa bình
- 4. Chủ nghĩa dân tộc
- 5. Chủ nghĩa đế quốc
- 6. Chính sách thuộc địa
- 7. Thương mại tự do
- 8. Tự do đi lại
- 9. Hợp chủng quốc châu Âu
- 10. Hội Quốc liên
- 11. Nước Nga
CHƯƠNG 4. CHỦ NGHĨA TỰ DO VÀ CÁC CHÍNH ĐẢNG
- 1. Tính chất “giáo điều” của những người theo trường phái tự do
- 2. Đảng phái chính trị
- 3. Sự khủng hoảng của chế độ đại nghị và ý tưởng về nghị viện đại diện cho các nhóm đặc biệt
- 4. Chủ nghĩa tự do và đảng đòi đặc quyền đặc lợi
- 5. Công tác tuyên truyền của đảng và tổ chức đảng
- 6. Chủ nghĩa tự do như là “đảng tư bản”
CHƯƠNG 5. TƯƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
PHỤ LỤC
- 1.Tư liệu viết về chủ nghĩa tự do
- 2. Bàn về thuật ngữ “Chủ nghĩa tự do”
- 3. Lời nhà xuất bản (Nga)
4) Điểm nhấn
“ …Kể từ ngày xuất bản tác phẩm Chủ nghĩa tự do [truyền thống], tôi đã viết thêm rất nhiều về những vấn đề được nói tới trong tác phẩm này. Tôi đã nghiên cứu nhiều vấn đề mà lúc đó tôi không thể trình bày trong tác phẩm này vì không muốn làm cho độc giả chán nản vì sự dài dòng. Mặt khác, lúc đó tôi đã xem xét một số vấn đề mà hiện nay tôi thấy không còn quan trọng nữa. Ngoài ra, một số vấn đề về chính sách mà tôi xem xét nên được hiểu và đánh giá đúng trong bối cảnh kinh tế và chính trị khi tác phẩm này được viết ra.”
(trích Lời giới thiệu bản tiếng Anh, Chủ nghĩa tự do truyền thống, Ludwig von Mises, Phạm Nguyên Trường dịch, Đinh Tuấn Minh hiệu đính, NXB Tri thức, 2013).
Gans F. Sennhols - Lời nói đầu bản tiếng Nga
Gans F. Sennhols (1922-2007),Giáo sư kinh tế và trưởng khoa kinh tế củaGrove city College,bang Pennsylvania,Mĩ
Người xấu thì không thể trở thànhcông dân tốt được. Một dân tộc gồm toàn những kẻ lười biếng và trộm cắp thìkhông thể trở thành giàu có được; một xã hội gồm toàn những kẻ nghiện hút vàsùng bái thần tượng thì không thể trở thành tự do được. Khi người dân đánh mấtsự tôn trọng đối với sở hữu và tình yêu lao động thì cũng có nghĩa là họ đãđánh mất thước đo duy nhất của sự trưởng thành và phương tiện duy nhất của sựtự hoàn thiện. Khi người ta đã hi sinh sự độc lập và lòng tin vào sức mạnh củachính mình thì cũng là lúc những tên độc tài xuất hiện và tròng xiếng xích lênđầu lên cổ họ.
L. V. Mises cho rằng hệ thống sở hữu tư nhân, thường gọi là chủ nghĩa tư bản, là hệ thống kinh tế và xã hội khảthi duy nhất. “Chỉ có lựa chọn duy nhất là giữa sở hữu xã hội và sở hữu tư nhântư liệu sản xuất mà thôi – ông khẳng định như thế - Tất cả những hình thức tổchức xã hội mang tính trung gian đều vô ích và trên thực tế sẽ là những hìnhthức tự huỷ diệt. Nếu hiểu thêm rằng chủ nghĩa xã hội cũng không thể hoạt độngđược thì không thể không công nhận rằng chủ nghĩa tư bản, dựa trên sự phân cônglao động, là hệ thống tổ chức xã hội khả thi duy nhất. Kết quả nghiên cứu líthuyết như thể không phải là điều có thể làm cho nhà sử học và triết gia tronglĩnh vực lịch sử ngạc nhiên. Nếu chủ nghĩa tư bản có thể đứng vững được, mặcchosự thù địch từ phía chính phủ cũng như từ phía dân chúng, nếu như nó khôngphải nhường chỗ cho những hình thức hợp tác xã hội được lòng các lí thuyết gia và những người hoạt động trên thực tế thì đấy chính là vì những hình thức tổchức xã hội khác đều bất khả thi”
Trong phần lớn các khu vực trênthế giới, chủ nghĩa tư bản đã trở thành nơi trú ngụ cuối cùng. Khi chế độ cộngsản chỉ mang đến đói nghèo, khi tất cả những biện pháp áp bức về mặt chính trịđều thất bại và khi những bộ óc của các chính trị gia không còn phát minh ranhững điều ngu xuẩn về mặt kinh tế nữa, khi công an mệt mỏi, không còn điềutiết kinh tế nữa và khi các toà án bị tê liệt vì quá nhiều tội phạm kinh tế thìđấy chính là lúc xuất hiện hệ thống tư hữu tư nhân. Hệ thống này không cần phảicó kế hoạch chính trị, không cần luật pháp kinh tế, không cần công an kinh tế,nó chỉ cần tự do.
Chủ nghĩa tư bản lại một lần nữaxuất hiện ở châu Âu vào đầu những năm 1980, tức là một thời gian dài trước khichủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Sau khi chiếm được quyền lực, ở đâu chủ nghĩa xã hộicũng chỉ để lại những vết nhơ. Tình hình kinh tế lạc hậu, thậm chí xấu đi trongtoàn khối xã hội chủ nghĩa, trong khi chủ nghĩa tư bản mang đến sự thịnh vượngvà giàu có cho phần còn lại của thế giới. Ngôi sao của chủ nghĩa tư bản đangvươn lên trên bầu trời châu Á, mang đến hi vọng cho những con người nghèo đóivà bị áp bức ở châu lục này.
Ánh sáng của chủ nghĩa tư bảnthâm nhập vào cả Liên Xô trong suốt giai đoạn hậu chiến. Dù bức màn sắt có mạnhmẽ và kín đến mức nào thì nó cũng không thế chống lại được sức mạnh của ýtưởng. Thông qua tất cả các kênh thông tin, những ý tưởng này đã xuyên qua được bức màn sắt và cắm được những cái rễ chắc chắn vào trái tim và khối óc của rấtnhiều người. Hàng triệu nạn nhân của chế độ phi nhân cộng sản đã nhận thức đượcquyền tự do của con người và hệ thống tư hữu. Họ đã trở thành những người “theotrường phái tự do”, thành những người khao khát tự do và hoà bình - nhữngnguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa tự do. Sự tan rã một cách hoà bình đế chếLiên Xô là bằng chứng rõ ràng về sức mạnh của tư tưởng tự do.