Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 13/10/2014 16:14 (GMT+7)

Chăm sóc và bảo vệ cây xanh đô thị

  Cây xanh có khả năng điều hòa khí hậu hấp thu bức xạ, làm cho không khí nóng bức ngột ngạt ở thành phố trở nên dịu mát, dễ chịu. Ở những khu nhà san sát, nhà cao tầng nhất, không có cây xanh không khí thường nóng bức mà con người phải nhận lấy.

Trái lại, ở những khu vực có cây xanh, cây đã “gánh” giùm phần lớn nhiệt lượng của mặt trời thải ra hơi nước, tỏa mát không gian. Bên cạnh đó, cây xanh che chở cho con người khỏi những tia nắng gay gắt giúp bảo vệ da và sức khỏe của con người.

Cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi trường nước và trong môi trường đất, đặc biệt là hất thụ và giữ chứa lâu dài các chất kim loại nặng, như là chì, asen, thủy ngân… trong các mô bì của lá cây, trong thân cây, cành cây và rễ cây.

Do cây xanh có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm cho nên hiện nay người ta đã sử dụng một số loài thực vật trong dây truyền hệ thống xử lý ô nhiễm đất, hấp thụ kim loại nặng, phục hồi chất lượng đất, kể cả hấp thụ Dioxin trong đất.

Để có một không gian sống cân bằng chúng ta không chỉ mở rộng không gian xanh mà còn vun đắp làm cho cây xanh ngày càng xanh hơn. Trồng cây xanh cho độ thị là cần thị là cần thiết nhưng chăm sóc và bảo vệ cây đô thị lại càng cần thiết hơn. Đó không chỉ là bổn phận và trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về môi trường mà còn là trách nhiệm của các cấp, các ngành đoàn thể, của cộng đồng mỗi người dân.

GS.TSKH.NGND Phạm Ngọc Đăng – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, nguyên nhân chính gây ra tình trạng chỉ tiêu cây xanh đô thị ở nước ta ít là do đồ án quy hoạch xây dựng đô thị đã coi thường vai trò của cây xanh trong đô thị, không tuân thủ các quy chuẩn quốc gia về quy hoạch đô thị.

Hiện nay, cây xanh công cộng được chia thành 3 nhóm chính, đó là cây xanh sử dụng công cộng (công viên, vườn hoa, vườn thú, vườn đài tưởng niệm, quảng trường…); cây xanh đường phố và cây xanh chuyên dụng (cách ly, vệ sinh công nghiệp…). Tiếp đến là cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình, bao gồm cây xanh trong các lô đất công trình xây dựng và trong các khu hoặc cụm công nghiệp…

“Theo tài liệu nghiên cứu của Nhật Bản, thì cứ trung bình một ha rừng hay vườn cây rậm rạp có thể hấp thụ 1000 kg CO 2 và thải ra 730 kg O mỗi ngày. Trung bình một ha thảm có thể hấp thụ 360 kg C0 2 và thải ra 240 kg O 2 mỗi ngày . Ngoài ra, trung bình một người lớn mỗi ngày đêm hô hấp 0,75 kg O 2 và thải ra 0,9 kh CO 2. Do đó mỗi người dân đô thị cần có diện tích khoảng 10m 2 cây xanh hoặc 25 m 2 thảm cỏ để bảo đảm chất lượng không khí tốt cho cuộc sống của con người”, GS Đăng cho biết.     

Theo GS Đăng, để cây xanh phát triển bền vững và phát huy giá trị về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mỹ quan đô thị, mọi người dân cũng như mọi tổ chức có liên quan cần phải có ý thức và biết duy trì, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, đặc biệt là đối với cây xanh đường phố.

Khi chúng tôi đưa câu hỏi: “GS có thể cho biết cách lựa chọn cây xanh phù hợp với với đô thị”, GS Đăng trả lời: “Nên chọn cây gỗ sống lâu năm thân nhẵn, có tán đẹp, hoa đẹp, lá xanh quanh năm, cây dẻo giai khó gãy, chống được gió bão, chịu cắt xén khi cần, cây có hệ rễ khỏe, rễ cọc sâu, chịu được mực nước ngầm cao, cây không gây ra độc hại đối với con người”.

Theo nhận xét của GS Đăng, thì không nên bóc vỏ cây, không đóng đinh sắt hay buộc gây thép vào cây để treo quảng cáo và các tải trọng nặng vào cây.

Đối với cây xanh đường phố, không được đổ bê tông hay lát gạch kín xung quanh gốc cây làm cho nước mưa không thể thấm xuống rễ cây, rễ cây không thể “thở được” và cây sẽ tàn lụi; không được tự tiện chặt cành cây ngr về phía nhà mình là cho cây xanh bị lệch tâm, có thể bị đổ khi mưa bão; khi đào đất xây tường nhà, hay khi đào rãnh xây cống, hào, bên cạnh các hàng cây phải hết sức hạn chế chặt phá các rễ của cây, phần lớn các cây cổ thụ ở đường phố bị mữa bão quật đổ là bộ rễ của chúng là do đã bị con người xâm hại.

Theo GS Đăng, thì đối với các phố cũ đã trồng cây, nhất là các phố trong nội thành, cần phải chăm sóc cây hiện có, thay thế những cây già cỗi, rỗng ruột, thối rễ, tán lá bị vỡ không còn tác dụng che bóng mát và trang trí. Những cây không thích hợp phải thanh lý và trồng cây khác. Chính vì vậy, cây xanh đường phố cần phải được quản lý một cách có tính hệ thống.

Sự tồn tại và phát triển của cây xanh là biểu hiện của sức sống đảm bảo cho sức khỏe của con người và tương trưng cho nếp sống văn minh, chỉ cẩn mỗi người trong chúng ta biết yêu cây xanh, mỗi ngày tưới ít nước cho cây trên đường phố thì chẳng bao lâu nhiều đường phố sẽ có nhiều cây xanh mát mẻ hơn.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.