Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 09/04/2009 15:54 (GMT+7)

Cấy & ghép da

Từ năm 1800, các nhà phẫu thuật đã nhiều lần thử nghiệm ghép mảnh biểu bì lên vết thương của cơ thể, nhưng kết quả không đáng kể. Phải đến năm 1937, việc ghép da mới thực sự thành công trong một ca ghép giữa một cặp sinh đôi.

Peter Brian Medawar (1915 - 1987), nhà sinh lý học người Anh chuyên nghiên cứu các chất có thể tái tạo mô trên cơ thể người bị bỏng. Ông nhận ra nguyên nhân các mảnh ghép bị cơ thể người nhận loại bỏ vì phản ứng miễn dịch. Năm 1940. Medawar dùng một mảnh da đã được đông lạnh ghép cho người bị bỏng thành công. Năm 1960, ông nhận giải Nobel sinh lý học và y học về công trình miễn dịch học cùng với Frank Macfarlane Burnet.

Từ năm 1979, các nhà khoa học Mỹ đã cấy được lớp da thuộc phần tế bào biểu bì.

Việc ghép da trở nên phổ biến và nhu cầu ghép da rất lớn. Năm 1983, ở thị trường Ấn Độ, một mảnh da người 6 x 6cm có giá 1.000 Roupies. Do đó, các nhà khoa học hướng nghiên cứu vào việc nuôi cấy da, sản xuất da nhân tạo.

Năm 1989, Katsutoshi Yoshisata, Đại học Hokuriku (Nhật Bản), đã tìm ra kỹ thuật nuôi cấy da. Ông đặt mảnh chân bì và biểu bì được phân cách bởi một lớp tạo keo, trong hộp pétri với môi trường nuôi cấy mà thành phần còn giữ bí mật. Ba tuần sau, mảnh da này phát triển rộng 3.000 lần.

Năm 1994, các nhà khoa học Pháp chế tạo được loại da nhân tạo. Năm 1996, Công ty Kỹ thuật Sinh học Advanced Tissue Science (Mỹ) sản xuất được da người nhân tạo. Các nhà khoa học thuộc công ty này đã trích tế bào nang nguyên bào sợi lấy từ da quy đầu dương vật của một trẻ sơ sinh cấy lên một lớp màng polymer. Các tế bào này tạo thành lớp da non. Từ một lớp tế bào da có thể tạo ra 25.000 cm 2da mới. Để tránh mất nước, các nhà khoa học đã phủ lên lớp da non này một lớp da tổng hợp.

Năm 1998, từ các tế bào da, các nhà khoa học thuộc Viện Đại học Boston (Mỹ) đã làm một thử nghiệm độc đáo. Họ trích ra một phần da ở đùi hoặc ở mông người bệnh trải đều lên lớp polymer có hình nhũ hoa. Trong môi trường thích hợp, các tế bào tự sinh sản để trở thành da nhũ hoa. Tuy nhiên, việc đem da nhũ hoa mới tạo này để ghép cho người còn đang nghiên cứu.

Việc kinh doanh sản phẩm da ngày càng phát triển, năm 1999, Công ty Lefecell đã đạt doanh thu 11,2 triệu đô la. Công ty mua lại da người ở các ngân hàng mô để chế tạo ra sản phẩm Alloderm. Sản phẩm này dùng để ghép trị bỏng, căng da mặt, làm lớn dương vật (8.000 USD/ ca). Một mẫu Alloderm 0,3 x 0,3m, giá 4.000 đô la. Các ngân hàng mô hoạt động như một nhà máy công nghiệp. Khi một xác chết đưa vào, các chuyên gia thiện nghệ khéo léo lần lượt tách lấy các bộ phận cần thiết của cơ thể. Riêng da, thì lấy ở lưng để có diện tích rộng tối đa.

Trong năm 2006, ngành sinh học về tế bào gốc đã thu được nhiều thành công từ việc nghiên cứu da. Bộ phận di truyền Cục Nguyên tử năng Evry Pháp tìm ra kỹ thuật phát hiện tế bào gốc trưởng thành trong môi trường nuôi cấy tế bào da. Kỹ thuật này cho phép ghép da với đầy đủ thành phần da như tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn.

Cũng tại Pháp, trong năm đó, Mchelle Martin đã phát triển được tế bào gốc khi nuôi cấy da người trưởng thành. Các tế bào gốc này phát triển nhanh tạo ra các loại tế bào da. Từ một mảnh da khoảng 2 con tem, tế bào gốc này đã phát triển thành 2m 2da.

Tháng 5 - 2006, một công nhân lỡ chạm vào nguồn phóng xạ iridium 192 và bị bỏng nặng. Các nhà phẫu thuật đã trích tế bào gốc từ tuỷ sống của nạn nhân, tiêm vào vùng tổn thương kèm theo ghép da kinh điển. Vết thương đã chóng lành, bàn tay đã hoạt động lại được.

Việc nghiên cứu và sử dụng da người ngày càng mở rộng. Năm 2007, ở Mỹ đã có đến 20 ngân hàng chuyên cung cấp da để cấy ghép.

Đến cuối tháng 11 - 2007, một nghiên cứu về da đã gây chấn động lớn trong giới khoa học toàn cầu. Giáo sư Yamanaka người Nhật đã tìm ra kỹ thuật phát triển tế bào gốc từ da người thành 220 loại tế bào khác nhau dùng để chữa bệnh. Các nhà khoa học Nhật đã dùng 4 loại protein kiểm soát gen cấu trúc lại nguyên bào sợi da người trưởng thành. Thành tựu này được thế giới nhiệt liệt hoan nghênh.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.