Cây Chiêu liêu
Cụm hoa mọc ở đầu cành, phủ lông màu hung, hoa màu trắng (vàng nhạt) thơm.
Quả hình thoi dài 4cm, rộng 3cm, hai đầu tù (không nhọn), mỗi quả chứa một hạt cứng, vỏ quả dày 2 – 3 mm.
Cây mọc xen trong các cây rừng từ Tây Nguyên đến Kiên Giang.
Bộ phận dùng: vỏ, thân, quả.
Tính vị: vị chát, tính mát.
Tác dụng: tiêu viêm, kháng một số vi trùng gây viêm ở phần hô hấp trên và ống tiêu hoá.
Điều trị
Nơi có cây này thì dùng vỏ cây tươi, cạo bỏ vỏ thô, cách dùng:
- Kiết lỵ, tiêu lỏng nhiều ngày:
Vỏ cây tươi 10 – 15g
Nước sôi 10ml
Ngâm nửa giờ, chắt lấy nước uống, chia 2 lần, dùng trong 7 ngày.
Có thể dùng vỏ phơi khô, mỗi ngày 30g dạng nấu sắc uống.
- Viêm họng đỏ:
Dùng nước nói trên, mỗi lần 1 – 2ml ngậm rồi nuốt từ từ.
Hiện nay ít có dịp gặp được cây tươi, nên dùng như sau:
![]() |
Kha tử |
Nhưng với trẻ nhỏ thì thêm đường đủ ngọt.
- Ngoài ra, ở người lớn khi bị viêm họng dùng vài ba miếng Kha tử đặt dưới lưỡi. Lúc mới ngậm thì cộm, nhưng cứ quên đi, chốc sau sẽ mềm và không còn cảm giác cộm. Sau vài giờ thay miếng khác, khi nuốt có vị chát. Tiện dùng nhất là trước khi ngủ, đặt một miếng dưới lưỡi rồi ngủ, sáng ra vứt bỏ đi. Chứng viêm họng, viêm amiđan cũng biến theo.
Chứng áp tơ (aphte) có những điểm lở ở lưỡi, ở môi, lợi, nhiều ngày không khỏi, khi ăn thì rát xót khó chịu. Mua khoảng 20g Ngũ bội tử. Dùng 5g Ngũ bội tử rửa sạch ngâm với 30ml nước nóng. Trước khi ăn cơm, dùng que bông chấm nước này lên nơi lở loét rồi mới ăn. Nước này chỉ có tác dụng bảo vệ niêm mạc tạm thời để khi ăn không bị rát xót. Ăn cơm lần sau, phải chấm thuốc lại. Sau mỗi lần ăn và súc miệng xong, đặt vài miếng Kha tử dưới lưỡi, sau vài giờ thì thay miếng khác. Đêm “để quên” vài miếng ngậm suốt đêm. Sau này khi có tái phát thì làm lại như trên, lần sau nhẹ hơn lần trước cho đến khi khỏi hẳn.
- Người cao tuổi, các răng lần lượt rụng đi thỉnh thoảng lại đau nhức một răng (các cụ gọi là nhớm chân răng). Đây là chứng viêm chân răng. Dùng một miếng Kha tử đặt vào cạnh chân răng.