Cảnh giác hơn với nguy cơ loãng xương
Theo giáo sư Ân, nếu không tích trữ đủ lượng canxi khi còn trẻ, lúc về già, nguy cơ loãng xương sẽ tăng lên đáng kể.
Nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, bệnh loãng xương diễn biến chậm, người bệnh thường không phát hiện được đang bị bệnh cho đến khi bị biến chứng gãy xương.
Mức độ tác động nguy hiểm của loãng xương đến sức khỏe con người được xếp ngang hàng với bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Các chuyên gia của Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết: Để tránh bị loãng xương, cách tốt nhất là phải luôn có ý thức phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ bằng cách chú trọng đến chế độ dinh dưỡng đủ chất và chế độ luyện tập thể thao thường xuyên.
|
Điều trị loãng xương tốn kém chi phí và chi phí lớn nhất là điều trị gãy cổ xương đùi. Ví dụ ở Mỹ là 25 tỷ USD/năm, châu Âu: 350 triệu euro và Anh: 1 tỷ bảng. Nếu mỗi cá nhân không ý thức việc tự bảo vệ mình trước căn bệnh loãng xương thì đến năm 2050, châu á, trong đó có Việt Nam , sẽ chiếm 50% tỷ lệ người bị gãy xương do loãng xương trên thế giới.
Tuy nhiên, sau điều trị, người bệnh loãng xương chỉ có thể giảm 50% nguy cơ bị gãy xương. Hậu quả của gãy cổ xương đùi - biến chứng nặng của loãng xương có thể khiến cho 10 – 20% người bệnh tử vong trong vòng 12 tháng; 20% người bệnh phải có người trợ giúp suốt đời; 30% người bệnh bị tàn phế phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác; khoảng 30% người bệnh có thể hội nhập trở lại với cuộc sống thường nhật nhưng khả năng bị tái gãy xương cao.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất và tập luyện thể thao thường xuyên là cách phòng chống bệnh loãng xương một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, canxi có chủ yếu trong các thực phẩm hằng ngày: tôm, cua, cá, ốc… các loại rau có màu xanh thẫm như đậu nành, ngũ cốc… đặc biệt sữa và các chế phẩm từ sữa canxi là loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao và dễ hấp thu hơn so với các nguồn thực phẩm khác.
Nguồn: tienphongonline.com.vn 18/11/2005