Cần chế tạo, khai thác, sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn
Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy, rất cần cách thức tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Sáng 6/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã phối hợp với Tổng hội cơ khí Việt Nam tổ chức hội thảo "Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn".
Vai trò của sản phẩm cơ khí trong phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt NamPhạm Quang Thao cho biết, công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nói chung và đối với ngành cơ khí nói riêng, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia.
Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Quang Thao phát biểu khai ,mạc hội thảo
Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó, quá trình cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại. Ông Phạm Quang Thao nói.
Cùng quan điểm với Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Quang Thao, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, sản phẩm cơ khí có mặt trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, ngành cơ khí sản xuất ra các công cụ sản xuất cho các ngành công nghiệp khác. Sản phẩm cơ khí yêu cầu hình dạng và kích thước các chi tiết chính xác, gia công qua nhiều công đoạn: Tạo phôi, gia công chi tiết, nhiệt luyện và xử lý bề mặt, lắp ráp và hiệu chỉnh... Trong các máy và thiết bị, ngoài các chi tiết cơ khí còn có các hệ điều khiển, các tay máy, ứng dụng công nghệ tích hợp. Chính vì các đặc điểm nêu trên, phương pháp tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Quá trình chế tạo một sản phẩm được thực hiện qua nhiều giai đoạn. Tổ chức thiết kế sản phẩm được thực hiên theo Bộ tiêu chuẩn “ Tài liệu hiết kế”. Trong mô hình tổ chức thiết kế sản phẩm ngoài việc xác định phương pháp tiến hành thiết kế còn cần thể hiện phương pháp triển khai các nhiệm vụ công nghệ. Phương pháp lập các phiếu công nghệ theo Bộ tiêu chuẩn “Tài liệu công nghệ”. Phối hợp các nhiệm vụ công nghệ trong các giai đoạn chế tạo sản phẩm được thực theo mô hình “Đảm bảo công nghệ sản xuất” và “Chuẩn bị công nghệ sản xuất”. Sang giai đoạn khai thác sản phẩm, cần lập các tài liệu theo các tiêu chuẩn Sử dụng sản phẩm.
Quang cảnh hội thảo
Theo các đại biểu tại hội thảo, hiện nay xu hướng gắn kết giai đoạn thiết kế, giai đoạn sản xuất với giai đoạn khai thác sản phẩm càng chặt chẽ. Viêc áp dụng các tiêu chuẩn về Quản lý vòng đời và Hỗ trợ hậu cần tích hợp trong đang trở nên cấp thiết vì các lý do sau: Khách hàng yêu cầu khắt khe hơn về quản lý và thực hiện các quy trình dịch vụ sau bán hàng. Để giảm chi phí của khách hàng trong giai đoạn khai thác, phải tổ chức dịch vụ sau bán hàng một cách hệ thống, ngay từ khi mua sản phẩm. Trong đấu thầu và ký kết hợp đồng quốc tế mua sắm sản phẩm công nghệ cao, yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý theo chu kỳ sống sản phẩm, hỗ trợ hậu cần tích hợp luôn được đặt ra. Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp chưa sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu hiện tại về dịch vụ sau bán hàng. Hiện tại, công nghệ thông tin hỗ trợ cho giai đoạn khai thác vẫn còn ở mức độ thấp.
Các tiêu chuẩn ГОСТ đưa ra khuôn khổ thống nhất và chi tiết cho các hoạt động liên quan đến hậu cần, bảo dưỡng và quản lý theo chu kỳ sống sản phẩm, là cơ sở để thúc đẩy chuyển đổi khai thác sang các phương pháp hiện đại, đặc biệt đối với các hệ thống tổ hợp thiết bị và các hệ thống vũ khí thuộc lĩnh vực quốc phòng.
Cần đảm bảo công nghệ chế tạo sản phẩm
Theo PCT Tổng hội Cơ khí Việt Nam Nguyễn Ngọc Chương, quá trình chế tạo một sản phẩm được thực hiện qua nhiều giai đoạn: Maketing và nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, chuẩn bị sản xuất, sản xuất sản phẩm. Mỗi giai đoạn phải triển khai nhiều nhiệm vụ thuộc những lĩnh vực khác nhau , trong đó có các nhiệm vụ về công nghệ sản xuất sản phẩm. Đảm bảo công nghệ là việc thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ trong toàn bộ quá trình chế tạo sản phẩm.
Công tác đảm bảo công nghệ do nhiều tổ chức cùng thực hiện, phải được tiến hành một cách khoa học và phối hợp chặt chẽ; kết hợp thiết kế sản phẩm với lựa chọn quá trình công nghệ, đầu tư máy và thiết bị để sản xuất sản phẩm. Việc tổ chức toàn bộ quá trình đảm bảo công nghệ theo những nguyên tắc chung. Trên thế giới đã có mô hình “Đảm bảo công nghệ chế tạo sản phẩm” của Liên bang Nga, là mô hình quy định tương đối cụ thể và được tiêu chuẩn hóa.
PCT Tổng hội Cơ khí Việt Nam Nguyễn Ngọc Chương
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, xác định kết cấu và xác định công nghệ sản xuất được coi là một giải pháp thống nhất, gọi là giải pháp kết cấu - công nghệ. Giải pháp thiết kế-công nghệ là giải pháp kỹ thuật tổng hợp về xác định kết cấu (của vật liệu, chi tiết, đơn vị lắp, các phần cấu thành, toàn bộ sản phẩm) và về phương pháp sản xuất chế tạo sản phẩm. Trong quá trình thiết kế sản phẩm phải đồng thời nghiên cứu xác định kết cấu và nghiên cứu công nghệ sản xuất để đưa ra giải pháp chung.
Bộ tiêu chuẩn sẽ phát huy được vai trò khi áp dụng đồng bộ các tiêu chuẩn về đảm bảo công nghệ chế tạo sản phẩm. Trường hợp cần thiết có thể soạn thảo các tiêu chuẩn cơ sở để cụ thể hoá và phát triển các yêu cầu, các quy định.
Các chính sách và nhiệm vụ đảm bảo chất lượng chung của tổ chức đặt hàng thiết kế, của cơ quan thiết kế và của xí nghiệp sản xuất sẽ xác định các yêu cầu chất lượng đối với công tác đảm bảo công nghệ, có xét đến các yêu cầu của Tiêu chuẩn ГOCT P ИCO 9003. Kết hợp các thành phần đảm bảo công nghệ và hệ thống chất lượng là điều kiện để các đơn vị xin chứng nhận về hệ thống chất lượng cho sản phẩm và sản xuất./.