Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/12/2005 14:35 (GMT+7)

Cách tổ chức đàn lợn nái sinh sản

1.Cải tổ đàn nái

Cải tổ đàn nái là công việc rất quan trọng bởi đàn nái là nguồn cung cấp lợn con giống cho sản xuất. Cần theo dõi đàn nái chặt chẽ để kịp thời loại thải khỏi đàn nếu trong một đàn nái xuất hiện:

-         Rối loạn sinh sản với tỷ lệ 55%.

-         Tai nạn, què chân với tỷ lệ 23%.

-         Chất lượng sữa kém với tỷ lệ 7%.

-         Già yếu với tỷ lệ 15%.

Đàn nái có chất lượng tốt nếu chúng đạt các chỉ tiêu như sau:

- Tuổi sử dụng của đàn nái tốt nhất là 30 tháng. Tuổi sử dụng của lợn nái từ 2-3 năm, sau 3 năm chất lượng giảm.

- Số con đẻ ra/lứa:

+ Đẻ lứa 1 ở 12 tháng tuổi và có số con đẻ ra/lứa đạt 8-9 con.

+ Đẻ lứa 2-3 ở 24 tháng tuổi và có số con đẻ ra/lứa đạt: 10-11,5 con.

+ Đẻ lứa 4-5 ở 36 tháng tuổi và có số con đẻ ra/lứa đạt: 10-11,5 con.

+ Đẻ lứa 6-7 ở 48 tháng tuổi và có số con đẻ ra/lứa đạt: 10-11,5 con.

Đến lứa đẻ thứ 8 số con đẻ ra/ổ giảm.

- Số con cai sữa/nái/năm đạt 15-18 con/nái.

- Tỷ lệ loại thải hàng năm để thay thế đàn: 25%.

2. Quản lý kỹ thuật

Chọn lợn hậu bị để tạo nái sinh sản

- Chọn đợt 1 lúc lợn đạt khối lượng 30-40kg. Số con nuôi để chọn thay thế gấp 1,5-2 lần số con cần thay thế (nếu cần 2 con nái thì người chăn nuôi phải chọn 3-4 con hậu bị).

- Chọn đợt 2 lúc 8 tháng tuổi đạt 65-85kg. Loại thải những con không có biểu hiện động dục.

- Phối giống theo kế hoạch: cho nhảy trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo.

- Thức ăn: đảm bảo đủ thức ăn theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn.

- Tuổi phối giống lần đầu: 7-7,5 tháng.

- Thời gian phối giống sau cai sữa (từ lứa 2 trở đi) từ 4 đến 6 ngày.

3.Tổ chức theo dõi

- Người chăn nuôi cần ghi chép cụ thể năng suất sinh sản của từng lứa lợn nái (thời gian phối giống, thời gian đẻ, thời gian nuôi con, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa…). Việc ghi chép giúp cho việc chọn lọc, nâng cao chất lượng sản phẩm của đàn lợn giống.

+ Số lượng lợn nuôi thịt, khối lượng toàn đàn, khối lượng bình quân.

+ Tỷ lệ nuôi sống, khả năng tăng trọng bình quân tháng.

+ Số lượng thức ăn: kg thức ăn/con/tháng, tăng trọng/ngày.

+ Số lợn xuất thịt: khối lượng toàn đàn, khối lượng bình quân/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 98(1816), ngày 9/12/2005, trang 10

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.