Các nhà lý thuyết dây và vật lý thiên văn cùng đoạt giải Crafoord
Edward Witten
Edward Witten, 56 tuổi, hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton (Institute of Advanced Studies), New Jersey, được đông đảo đồng nghiệp công nhận như một đầu tàu cho sự phát triển của lý thuyết dây. Trong lý thuyết dây, các “hạt cơ bản” (elementary particles) như electron hay photon được biểu diễn bởi các dây 1D dài 10 -35m. Khởi đầu từ các hệ thức biểu diễn lực mạnh tác dụng lên các quark và gluon, lý thuyết dây đã sớm trở thành một ứng cử viên của “Lý thuyết của vạn vật” (Theory of Everything - TOE), một lý thuyết có khả năng thống nhất lực hấp dẫn với ba lực còn lại của tự nhiên. Biểu diễn các hạt như các dây trong không gian 10 hay 11 chiều là một điều rất khó khăn khi tính toán thực tế, chẳng hạn như những chuyện sẽ xảy ra khi hai electron va chạm vào nhau. Witten giải quyết thử thách này bằng cách điều chỉnh các tính chất toán học của các hạt vật lý để tạo nên các phương pháp mới cho các bài toán biểu diễn trong lý thuyết dây.
Phương pháp tiếp cận đó của Witten phần lớn được dựa trên trực giác, sau đó nó được Kontsevich phát biểu dưới dạng ngôn ngữ toán học. Konsevich 43 tuổi, hiện đang làm việc tại viện Nghiên cứu các Vấn đề Khoa học Cao cấp (Institut des Hautes Études Scientifiques) ngoại ô Paris . Mặc cho tính toán học chặt chẽ của lý thuyết dây, nó vẫn còn đang được tranh cãi gắt gao bởi các nhà vật lý- phần lớn là do lý thuyết này không thể kiểm tra bằng thực nghiệm.
Sunyaev, 64 tuổi, từng làm việc ở Viện Nghiên Cứu Không Gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (Space Research Institute of the Russian Academy of Sciences) tại Moscow và Viện Max Planck về Vật lý Thiên văn ở Garching- Đức. Trong công trình của mình về sự hình thành các lỗ đen, Sunyaev gần như đã giải thích được tại sao vật chất cuộn xoáy thành một vật thể với mật độ vô cùng lớn, có hình dạng một cái đĩa dẹp, lại là nguồn phát bức xạ cực mạnh. Sự hiểu biết sâu sắc của ông về việc nhận diện lỗ đen thông qua bức xạ phát ra từ các đĩa của chúng, đã cho phép các nhà thiên văn xác định được vị trí của các lỗ đen. Sunyaev cũng được biết đến bởi công trình của ông về bức xạ viba nền vũ trụ (CMB) – bức xạ được sinh ra khi vũ trụ khoảng 380,000 năm tuổi, vẫn còn đang được tìm thấy ngày nay. Bức xạ này không đồng nhất và Sunyaev đã đóng góp một phần quan trọng để giải thích bằng cách nào mà các sóng âm thanh thô (massive sound waves) lan truyền từ những thời kỳ đầu của vũ trụ lại kéo theo sự thăng giáng nhiệt độ trong CMB. Ông ấy cũng cùng với Yakov Zel’dovich phát triển một lý thuyết diễn tả phương thức mà photon trong CMB biến đổi năng lượng khi chúng tán xạ vào các lớp khí nóng chứa trong các đám bụi thiên hà. Hiện nay, được biết đến với cái tên "Hiệu ứng Sunyaev-Zel’dolvich", nó cho phép các nhà thiên văn học do tìm các đám bụi thiên hà ở khoảng cách rất xa trái đất. Lễ trao giải thưởng đã diễn ra tại Stockholm vào ngày 23 – 4 – 2008. |