Các loài cá nhập nội ở Tây Nguyên và ảnh hưởng của chúng tới nghề nuôi trồng thủy sản
1. Mở đầu
Nghề nuôi trồng thủy sản đã có lịch sử lâu đời trên thế giới, nó góp phần vào tạo nên năng suất sinh học và cung cấp thực phẩm cho con người. Nghề nuôi trồng thủy sản được hình thành ở nước ta khá sớm và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống, trong đó nuôi cá nước ngọt khá phát triển.
Với điều kiện của khu vực Tây Nguyên có diện tích mặt nước phong phú và điều kiện nhiệt độ ít biến đổi, rất thuận lợi cho nghề nuôi cá nước ngọt phát triển.
Trong quá trình phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, để phát triển sản xuất, đáp ứng các nhu cầu thị trường, phát triển kinh tế ngoài việc sử dụng và tạo con giống từ các giống cá bản địa, người ta đã cho tiến hành nhập nội các giống cá khác. Tùy vào điều kiện sản xuất và điều kiện tự nhiên từng vùng mà người ta chọn nhập những giống cá phù hợp với vùng đó để thu được hiệu quả kinh tế lớn nhất. Tuy nhiên, việc đưa cá ngoại lai vào bất cứ một vùng nào cũng có những ưu điểm và những vấn đề bất cập xảy ra. Việc đánh giá ảnh hưởng của cá nhập nội tại Tây Nguyên từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào công bố.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra các loài cá nhập nội ở khu vực Tây Nguyên và ảnh hưởng của chúng tới nghề nuôi trồng thủy sản” từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 với mong muốn bước đầu lập được một dữ liệu về các loài cá nhập nội hiện có ở khu vực Tây Nguyên và ảnh hưởng của chúng tới nghề nuôi trồng thủy sản ở khu vực này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Lập danh sách các loài cá nhập nội ở khu vực Tây Nguyên góp phần hoàn thiện danh sách cá nước ngọt ở đây.
- Xác định được ảnh hưởng của cá nhập nội tới nghề nuôi trồng thủy sản ở khu vực Tây Nguyên.
- Đề xuất một vài ý kiến về phương hướng khai thác và phát triển nuôi trồng thủy sản ở địa bàn nghiên cứu.
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Xác định thành phần loài cá nhập nội ở Đăk Lăk
Kế thừa các tài liệu đã có trước đây để xác định các loài cá nhập nội hiện có ở khu vực này.
Định danh các loài cá theo phương pháp ngư loại học thông thường.
3.2. Phân tích ảnh hưởng của các giống cá nhập nội đến nghề nuôi trồng thủy sản
Dựa vào đặc điểm phân bố, dinh dưỡng sinh trưởng của cá để phân tích:
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thành phần các loài cá nhập nội tại Tây Nguyên
Qua thời gian nghiên cứu, thu thập mẫu ở các thủy vực Tây Nguyên chúng tôi điều tra được 20 loài cá nhập nội thuộc 9 họ, 6 bộ kể từ sau 1975.
Bảng 1, bảng 2 và biểu đồ dưới đây thể hiện thành phần các loài cá nhập nội trong các dạng thủy vực Tây Nguyên.
Bảng 1: Thành phần bộ, họ, loài cá nhập nội
STT | Tên bộ | Họ | Loài | |||
Tên Việt Nam | Tên khoa học | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
1 | Cá Chép | Cypriniformes | 1 | 11.11 | 5 | 25 |
2 | Cá Hồng Nhung | Characiformes | 1 | 11.11 | 1 | 5 |
3 | Cá Hồi | Salmoniformes | 1 | 11.11 | 1 | 5 |
4 | Cá Nheo | Siluriformes | 3 | 33.33 | 3 | 15 |
5 | Cá Rồng | Osteoglossiformes | 1 | 11.11 | 2 | 10 |
6 | Cá Vược | Perciformes | 2 | 22.22 | 8 | 40 |
Tổng | 9 | 100 | 20 | 100 |
Ghi chú: Các tỷ lệ % đã được làm tròn theo quy tắc.
Bảng số liệu 1 chỉ ra rằng trong các loài cá nhập nội hiện có ở Tây Nguyên bộ có nhiều họ nhất là bộ cá Nheo Siluriformes, 3 họ chiếm 33.33% tổng số họ thu được. Bộ có nhiều loài nhất là bộ cá Vược Perciformes, 8 loài chiếm 40%. Bộ cá Hồng nhung Characiformes và bộ cá Hồi Salmoniformes là 2 bộ chỉ có ít loài nhất, mỗi bộ chỉ chiếm 50% tổng số loài thu được tại địa bàn nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu các loài cá được đánh giá ở các khía cạnh: cá kinh tế và cá làm cảnh. Trong 20 loài cá thu được có 9 loài cá kinh tế và 13 loài làm cảnh. Một số loài nhập nội trong thời gian dài đã thích nghi như những loài bản địa như cá chép, cá rôi hu, cá mrigal…
Bảng 2: Thành phần loài cá nhập nội ở Đăk Lăk
STT | Tên bộ, họ, loài | Cá kinh tế | Cá làm cảnh |
I | Bộ cá chép Cypriniformes | ||
1 | Họ cá Chép Cyprinidae | ||
1 | Cá chép Cyprinus carpioLinnaeus, 1758 | + | + |
2 | Cá sọc ngựa Danio rerioHamilton 1882 | + | |
3 | Cá rôhu Labeo rohitaHamilton 1882 | + | |
4 | Cá mrigal Cirrhina mrigalaHamilton 1882 | + | |
5 | Cá tứ vân (Xê can) Puntius tetrazonaBleeker, 1855 | + | |
II | Bộ cá Hồng Nhung Characiformes | ||
2 | Họ cá Hồng Nhung Characidae | ||
6 | Cá chim trắng Clossoma brachypomumCuvier, 1818 | + | |
III | Bộ cá Hồi Salmoniformes | ||
3 | Họ cá Hồi Salmonidae | ||
7 | Cá hồi vân Onchorhynchus mykissWalbaum, 1792 | + | |
IV | Bộ cá Nheo Siluriformes | ||
4 | Họ cá Tra Pangasiidae | ||
8 | Cá mập nước ngọt Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878 | + | |
5 | Họ cá Trê Claridae | ||
9 | Cá trê phi Clarias gariepimusBurchell, 1915 | + | |
6 | Họ cá Tỳ bà Loricariidae | ||
10 | Cá Tỳ bà Hypostomus plesostomusLinnaeus, 1758 | + |
4.2. Ảnh hưởng của các loài cá nhập nội tới nghề nuôi trồng thủy sản
Trong quá trình phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, ngoài việc sử dụng các giống cá bản địa, người ta còn tiến hành nhập nội các loài cá khác. Việc đưa các loài ngoại lai vào một khu vực nào đó chúng đều có những ưu điểm và bất cập riêng. Việc đưa các giống cá nhập nội vào trong nuôi trồng cũng vậy, chúng gây ra những ảnh hưởng tới nghề nuôi trồng thủy sản của khu vực, bao gồm cả ảnh hưởng có lợi và có hại.
4.2.1. Ảnh hưởng có lợi
Các loài cá nhập nội được đưa vào nuôi trồng đều có chất lượng thịt ngon, được nhiều người ưa chuộng. Đồng thời, chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ thích nghi với điều kiện môi trường sống. Do đó, các giống cá nhập nội nhanh chóng được đưa vào thực tiễn sản xuất, thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển, đóng góp vào nền kinh tế. Chúng góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học các đối tượng nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Mặt khác, các đối tượng nuôi kinh tế này đều ăn tạp, có thể tận dụng các sản phẩm của địa phương để nuôi dưỡng. Thí dụ như các loài cá chim trắng có thể tận dụng các loại cỏ, các sản phẩm phụ từ trồng trọt. Ngoài ra chúng có thể ăn các loại thức ăn tổng hợp bổ sung. Cá trê phi có tính ăn nghiêng về động vật ta có thể sử dụng các phế phụ phẩm từ các lò mổ, nhà bếp…
Các loài cá nhập nội có thể dùng để lai tạo với các loài cá bản địa khác để tạo ra các con lai có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa phương đồng thời có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn. Khi cho lai tạo cá chép Việt Nam với các loại cá chép nhập nội để tạo ra các con lai có khả năng sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon, hình dạng đẹp, tỷ lệ thịt cao, ít nhiễm bệnh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Một ví dụ khác là cá trê phi cho lai tạo với cá trê vàng cho con lai có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh.
Ngoài ra có thể nuôi ghép các loài cá nhập nội với các loài cá bản địa không cạnh tranh nhau về thức ăn và chỗ ở để có thể tiết kiệm được không gian, diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng nuôi trồng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Ta có thể nuôi ghép nhiều loài cá với nhau trong cùng một ao như cá chép, rô phi, cá trắm cỏ, cá mè. Việc lựa chọn các loài cá nuôi ghép dựa vào tính ăn và đặc điểm phân bố của chúng.
4.2.2. Ảnh hưởng có hại
Việc di nhập các loài cá cũng gây nên các tác động có hại. Các sinh vật ngoại lai khi xâm nhập vào môi trường sống chúng có thể tác động tới các loài khác. Chúng có thể cạnh tranh về thức ăn và chỗ ở với các loài sinh vật bản địa, hoặc có thể ăn thịt các loài khác…
Việc nhập nội các loài cá nuôi kinh tế gây ảnh hưởng tới việc nuôi trồng thủy sản. Chúng cạnh tranh thức ăn, không gian sống chỗ ở với các loài cá nuôi truyền thống bản địa. Thí dụ: Cá chép nhập nội có cùng không gian sống, nguồn thức ăn giống với cá chép Việt Nam . Cá trôi Ấn Độ cạnh tranh thức ăn với các loài cá truyền thống như cá trôi Việt Nam . Cá trê phi cạnh tranh thức ăn với các loài cá khác như cá lóc, cá trê vàng, cá trê đen… Việc cạnh tranh về nguồn thức ăn đã gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các loài cá nuôi bản địa.
Mặt khác, do có tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon hơn các loài cá nuôi truyền thống nên làm giảm diện tích nuôi trồng, sản lượng các loài cá truyền thống. Một số loài cá nuôi truyền thống do không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nên ít được nuôi và không có biện pháp bảo tồn giống có thể dẫn đến việc mất đi nguồn gen, làm giảm đa dạng sinh học. Ngoài ra các loài cá nhập nội còn có thể lai tạo với một số loài cá bản địa để tạo ra con lại nhưng khi lai tạo nếu không có biện pháp bảo tồn cũng dẫn đến mất đa dạng nguồn gen.
5. Kết luận
5.1 Thành phần các loài cá nhập nội
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu chúng tôi đã thu thập được 20 loài cá nhập nội hiện có ở các dạng thủy vực Tây Nguyên, thuộc 9 họ, 6 bộ. Trong đó có 9 loài cá nuôi kinh tế, 13 loài cá làm cảnh (2 loài cá vừa dùng để nuôi và làm cảnh, đó là cá chép, cá tai tượng).
Trong các loài cá nhập nội hiện có ở Tây Nguyên bộ có nhiều họ nhất là bộ cá Nheo Siluriformes có 3 họ chiếm 33.33% tổng số họ thu được. Bộ có nhiều loài nhất là bộ cá Vược Perciformes, 8 loài chiếm 40% tổng số loài thu được. Bộ cá Hồng nhung Characiformes và bộ cá Hồi Salmoniformes là hai bộ chỉ có một loài chiếm 5% tổng số loài thu được tại địa phương nghiên cứu.
5.2 Ảnh hưởng của các loài cá nhập nội tới nghề nuôi trồng thủy sản
Việc đưa các loài cá nhập nội vào nuôi trồng không chỉ mang lại nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản ở đây phát triển. Ngoài ra, chúng làm tăng tính đa dạng loài trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những mặt lợi thì việc đưa các loài cá nhập nội vào nuôi trồng còn nhiều điều bất cập: cạnh tranh thức ăn, nơi ở đối với các loài cá bản địa, có thể làm mất nguồn gen các loài cá truyền thống…