Bón vôi cải tạo đầm nuôi tôm
Bón vôi xuống ao đầm có nhiều tác dụng: Vôi (CaO) gặp nước xảy ra phản ứng hoá học: CaO + H 2O = Ca(OH) – hydro calci (còn gọi là vôi tôi). Chất này tiếp tục hút CO 2(carbonic) trong nước: Ca(OH) + CO 2= CaCO 3– Carbonat calci. CaCO 3làm cho bùn ao có kết cấu tơi xốp, cải thiện điều kiện thông khí ở đáy, đồng thời thúc đẩy nhanh tác dụng phân giải hữu cơ trong ao, giải phóng H, P, K ngậm trong bùn làm tăng độ dinh dưỡng trong ao. CaCO 3còn có tác dụng giữ ổn định pH có lợi cho cá tôm phát triển.
Vôi trực tiếp diệt các sinh vật có hại như: trứng ếch, nòng nọc, côn trùng, ốc, rêu xanh và các loại cỏ thân mềm, một số loại cá dữ hại cá bột như cá rô, cá quả. Do đó vôi đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo ao ương cá bột. Vôi cũng tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh đốm đỏ, bệnh loét mang ở cá nuôi. Qua thực tế cho thấy ao nuôi cá bị bệnh đốm đỏ, loét mang, khi không thể làm cạn nước để xử lý, người ta thả vôi xuống ao. 1 ha nước sâu 1m bón 350-400 kg vôi sống có hiệu quả rõ rệt, trừ được bệnh đốm đỏ, loét mang… Vôi bón xuống ao làm lắng chìm chất hữu cơ dạng keo lơ lửng trong nước làm cho nước trong sạch. Qua thực tế sau mỗi lần mưa, nước dồn xuống ao, hoặc mỗi lần lấy nước bổ sung cho ao đầm nuôi, nước có nhiều phù sa, nước ao bị đục hạn chế ánh sáng chiếu vào nước, cản trở đến sự quang hợp của thực vật thuỷ sinh, ao bị thiếu dưỡng khí cho tôm cá, người ta đã dùng vôi để điều chỉnh độ trong của nước ao. Nếu độ trong của ao thấp dưới mức cho phép, dùng 1kg/100m 2hoà trong nước té vào ao, độ trong sẽ trở lại bình thường.
Vôi bón xuống ao còn có tác dụng điều chỉnh hàm lượng khí CO 2- một sản phẩm được phóng thích từ quá trình hô hấp và được sử dụng cho quá trình quang hợp. Nếu hàm lượng khí CO 2vượt quá 6mg/l sẽ gây độc cho cá, tôm. Qua thí nghiệm cho thấy: Cứ bón xuống ao 0,850mg/l Ca(OH) 2sẽ làm giảm 1 mg CO 2, hoặc trong bể thí nghiệm chứa 25m 3nước có nồng độ CO 2là 25 mg/l, nếu muốn giảm xuống còn 5mg/l phải dùng từ 320 đến 350 g.
Trong đầm nước lợ, độ kiềm, độ cứng thường cao nên người ta ít bón vôi cho đầm. Tuy nhiên ở những vùng đất nhiễm phèn, phải sử dụng vôi để cải tạo ao đầm. Trong ao nuôi cá, tôm vùng đất phèn thường có hiện tưỡng rửa trôi phèn từ bờ ao xuống sau những trận mưa và xì phèn từ đáy ao lên vào đầu mùa mưa. Kinh nghiệm cho thấy, nếu ao luôn luôn có nước thì hiện tượng xì phèn không đáng kể, mà chủ yếu trôi phèn từ bờ ao xuống. Tiến hành cải tạo đất phèn như sau:
- Vào đầu mùa khô, phơi đáy ao cho kỹ, có thể cày xới đáy ao. Sau đó cho nước lợ vào đầy ao rồi đo pH thường xuyên. Độ pH sẽ giảm xuống dưới 4 cho đến khi ổn định, tháo bỏ nước này đi cho nước mới vào, làm như thế nhiều lần (gọi là thau chua rửa mặn) đến khi pH ổn định bằng 6 thì dùng vôi bón ở đáy ao 5-10kg/100m 2và bón ở trên bờ ao 0,5-10kg/m 2(vôi bột). Như vậy, đối với ao đầm nuôi tôm cá, vôi có tác dụng đa năng vừa là chất phòng trừ dịch hại, dịch bệnh vừa cải thiện môi trường và còn là loại phân bón làm tăng độ màu mỡ của ao. Do đó dùng vôi có tác dụng và hiệu quả cao. Vôi sống dễ hút ẩm, hút nước tạo thành vôi tôi và dễ bị oxy hoá toả nhiệt, do đó phải bảo quản cẩn thận.
-Trước đây ở một vài nơi vì thiếu vôi cải tạo ao ương cá bột, người ta đã dùng bột tẩy trắng CaOCl 2với lượng 20ppm hoà tan trong nước té đều ao. Bột tẩy trắng còn có tác dụng diệt chết trắng ếch, nòng nọc, côn trùng, thuỷ sinh vật và cá rô, cá quả gây hại cho cá bột. Song CaOCl 2không có tác dụng làm tăng độ màu mỡ cho ao. Bột tẩy trắng tác dụng nhanh song cũng mất tác dụng nhanh và đắt tiền hơn. Khi dùng bột tẩy trắng phải chú ý. Bột tẩy trắng có hàm lượng Cl 25-30%, dễ phân giải mất tác dụng nên phải giữ kín, tránh ẩm. Đặc biệt CaOCl 2là chất có thể làm bỏng da nên khi sử dụng phải có phòng hộ lao động.
Nguồn: Khoa học phổ thông, số 736, 13-19/10/2004, trang 60-61