Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 28/07/2014 21:07 (GMT+7)

Bộ sử mới - nhận thức mới về Nhà Mạc

  Đây là bộ Lịch sử Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành tháng 12-2012. Sách dày hơn 3000 trang, gồm 4 tập; là một bộ sử có dung lượng lớn, biên soạn toàn bộ lịch sử nước nhà, từ khởi nguyên cho đến đầu thế kỷ 21, tác giả là một đội ngũ đông đảo (15 vị) các nhà sử học có uy tín vào bậc nhất của chúng ta, mà  chỉ huy là các  giáo sư đầu ngành sử học. GS.VS Phan Huy Lê là tổng chủ biên đồng thời là chủ biên tập II, trong đó có chương IV, “Nước Đại Việt thời Mạc” . GS Lê cho biết chương này do PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế viết trên cơ sở đề cương của tập thể các tác giả.

NXB gọi đây là  sách tham khảo chất lượng cao,  chúng tôi gọi là bộ sách  mô phạm đáng tin cậy của giới sử học.

Sách được ấn hành bởi một NXB lớn có vị thế quan trọng trong ngành đào tạo, giáo dục.

Bài này chỉ xin phép bàn về nhà Mạc là một vương triều hiện đang có nhiều vấn đề cần thống nhất ý kiến thêm .

Phần về nhà Mạc được biên soạn ở chương IV,  NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI MẠC, khá dày dặn ,78 trang (203-281) và 3 trang ở mục  “Khởi nghĩa nông dân Hoàng Công Chất”.

Như đã ghi, phần vừa nêu do GS.VS Phan Huy Lê chủ biên.

GS Phan Huy Lê “có duyên” với nhà Mạc từ trước. Những năm 70 của thế kỷ trước ông được phân công biên soạn về nhà Mạc trong bộ  Lịch sử Việt Nam của Nhà nước do Ủy ban Khoa học xã hội chủ trì. Trong đó những trang về Hoàng Công Chất, hậu duệ của các vua Mạc, sâu sắc và có tính khái quát cao:

Hoàng Công Chất không những lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh chống chế độ phong kiến mà còn  kiên quyết đánh lùi các cuộc xâm lấn, cướp bóc của nước ngoài, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương phía Tây của Tổ quốc. Phong trào nông dân từ chỗ đánh đổ trật tự phong kiến đã vươn lên đảm đương lấy nhiệm vụ bảo vệ đất nước, xây dựng cuộc sống cho nhân dân.”  [1]

Nhận định này được đưa ra cách đây 35 năm, nay nghiệm lại càng thấy đúng: nó chỉ ra bản chất cuộc chiến đấu 30 năm của Hoàng Công Chất không phải chỉ là cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo, mà  có mục tiêu chiến lược có ý nghĩa lịch sử sâu xa.

Hoàng Công Chất đã chiến đấu 30 năm trời ròng rã, tiêu biểu là 20 năm ở Tây Bắc. Trong thời gian đó, ông đã giải phóng nhân dân Tây Bắc khỏi ách xâm lấn của giặc ngoài, đặc biệt là giải phóng khỏi sự áp bức của nhà Trịnh, đem lại cảnh: “ Tiếng hát của quân Keo Chất trong phủ. Ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la…Người Thái với người Lào người Xá. Vui vẻ cùng nhau tay làm miệng hát.”

Hoàng Công Chất đã kế tục truyền thống tốt đẹp của tổ tiên: bảo vệ biên cương, đánh đổ triều đại cũ , xây dựng xã hội mới ấm no, trong điều kiện không có vương triều. Chúng tôi đồng ý với  nhà sử học Trung Quốc, chuyên về nhà Mạc- Ngưu Quân Khải, cho rằng ảnh hưởng của nhà Mạc còn đến tận trước thời Tây Sơn.

Nhà sử học người Thái, Cẩm Trọng viết:“Lúc đó (1754 đến 1769 ) có một thủ lĩnh phong trào nông dân nổi tiếng là Hoàng Công Chất đã lấy trung tâm Mường Thanh để xây đắp thành lũy gọi là thành “phủ chiềng lè” (phiên là Trình Lệ). thời đó Mường Thanh trở thành căn cứ của nông dân nổi dậy chống triều đình Lê-Trịnh mục nát;  đồng thời cũng là trung tâm của toàn thể khu vực “mười sáu châu mường” (P.Đ.N. in đậm), đúng như câu :

Đây!dưới xuôi có vua

Trên này có chúa

Những miền  như Mường Puồn, Châu Ét

Từ Đà Bắc, Chợ Bờ

Lại phía trên như Mường So, Mường Là đổ lại

Tất cả đều quy phục chúa Mường Thanh…”  [2]

Hoàng Công Chất  là người Kinh, được nhân dân Thái và các chúa mười lăm  châu mường khác tôn phù thành “chẩu luông”= chúa lớn, đứng đầu “mười sáu châu mường” của toàn Tây Bắc; và, Mường Thanh của  Hoàng Công Chất trở thành “mường luông”=mường lớn, mường trung tâm của “mười sáu châu mường”. Đây  là một sự kiện hiếm có, có thể nói duy nhất,  trong lịch sử Tây Bắc.

Quan trọng hơn  nữa, ở vai trò chúa “mường luông”, Hoàng Công Chất , cùng các chúa khác phấn đấu đưa Tây Bắc tiến một bước dài trong lịch sử.

Các tộc người thời cổ đại có nhu cầu tất yếu của lịch sử là vận động, chuyển hóa để hình thành Nhà nước. Theo quy luật chung, con đường vận động đó là:

Thị tộc – Bào tộc- Bộ lạc-Liên minh bộ lạc-Nhà nước

Trên đây là sự sơ đồ hóa một cách khô cứng của hàng nghin năm lịch sử, với hàng triệu sự biến chuyển về đủ các mặt: xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, hành chính,…

Và mặc dầu theo quy luật chung,  nhưng mỗi tộc người, dân tộc trên các khu vực của toàn thế giới có những bước đi khác nhau, không hề rập khuôn.

Việc hình thành “chẩu luông” và “mường luông” ở vùng Thái Tây Bắc Việt Nam cũng là một bước tất yếu trong sự phát triển lịch sử của người Thái, theo kiểu Thái, mà Hoàng Công Chất được tôn phù ở đây. Điều này có hai mặt ý nghĩa, một mặt Hoàng Công Chất là sự lựa chọn của lịch sử và Cụ đã góp phần thúc đẩy lịch sử, mặt khác là vinh dự đóng góp của người Kinh (Keo Chất) ,  trong sự nghiệp naỳ. Rất tiếc ông qua đòi sớm, sự nghiệp thống nhất Tây Bắc bị bỏ dở , cũng như thi thể của ông bị Lê-Trịnh hành hạ vứt ra làm nhiều nơi.

Sơ đồ phát triển lịch sử của người Thái ở Đông Nam á là:

Bản-Mường-Mường luông-Liên mường luông-Pathet  (Quốc gia/Nhà nước) [3]

“Hoàng Công Chất có thể xưng chúa và biến Mường Thanh thành trung tâm của “Mười sáu châu mường” được là nhờ trước hết ông đã có công chỉ huy nghĩa quân thực hiện nhiệm vụ quét giặc cỏ từ Vân Nam vào cướp  phá. Sau đó ông mới quay sang làm nhiệm vụ của cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình Lê-Trịnh mục nát”  [4]

Đúng như vậy, sách  Lịch sử Việt Nam đã nêu lên đặc điềm và vai trò lịch sử của Hoàng Công Chất , chỉ ra đúng các mục tiêu chiến lược của nhà Mạc suốt các thời kỳ lịch sử như: chống bè lũ phong kiến thối nát, bảo vệ biên cương của Tổ quốc và chăm lo đời sống của nhân dân.                                              *

Sau nhận định về Hoàng Công Chất ở sách Ủy ban khoa học xã hội (năm 1971), đến năm 1994, nghĩa là 23 năm sau , tại hội thảo khoa học Hải Phòng, GS Phan Huy Lê đã tổng kết hội thảo và đưa ra một số tư tưởng sáng về nhà Mạc, trong lúc thực tế còn sáng/ tối  lẫn lộn:

“… Nên xoá bỏ thành kiến và định kiến về nhà Mạc. nên đối xử với nhà Mạc một cách công bằng như các triều đại khác. Hãy trả lại cho nhà Mạc những đóng góp khách quan.

Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi về cách đánh giá các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Mạc. Không nên đánh giá nặng nề về nhà Mạc như trước đây, do nhận thức của một số người nghiên cứu còn hạn chế.

Nhà Mạc là Vương triều ra đời và tồn tại sau nhà Lê. Việc nhà Lê sụp đổ nhà Mạc , thay là một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ, được nhiều người ủng hộ. Không nên coi sự việc này là sự cướp ngôi. Sau khi ra đời và tồn tại, nhà Mạc đã có những đóng góp nhất định về mặt văn hoá, về mặt tư tưởng và một phần nào đó về mặt kinh tế…” [5]

I.Những đóng góp mới  của sách (NXB Giáo dục-2012)

1.Về sự kiện Thái tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi và lập nên triều Mạc

Về sự kiện này nhiều người kêu la, thậm chí chửi rủa, tiêu biểu là Trần Trọng Kim.

Sách  Lịch sử Việt Nam (NXB Giáo dục) đã xác định một chỗ đứng, một hướng nhìn chính xác và thận trọng. Đó là đứng từ quyền lợi dân tộc để xem xét lịch sử và rút ra những xu hướng vận động, những quy luật tất yếu, cụ thể như các vấn đề sau:

1.1.Hành động của Mạc Đăng Dung phù hợp với tâm lý của nhiều tầng lớp xã hội

“Trong bối cảnh cuối những năm 20 của thế kỷ XVI, hành động của Mạc Đăng Dung phù hợp với nhu cầu bức xúc về mặt xã hội-tâm lý của nhiều tầng lớp xã hội. kể cả bộ phận quý tộc phong kiến lúc đó”  (tr. 221) [6]

1.2.Triều đình Lê sơ phân liệt, tất yếu dọn đường cho Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành

“Như vậy, hơn 20 năm suy yếu, suy sụp của triều đình Lê sơ, trong tình trạng phân liệt không tránh khỏi  của thể  chế  chính trị và những biến động xã hội đã làm nảy sinh, nuôi dưỡng và dọn đường, chuẩn bị trực tiếp cho Mạc Đăng Dung vươn lên thâu tóm quyền hành, từng bước tiến tới ngai vàng.”(tr.219)

1.3.Và các tác giả  LSVN không lên án nặng nề mà nhận định rằng, việc phế truất Lê Cung Hoàng  lập nên một triều đại mới là một quyết đoán hợp thời thế.

“Khác với các phe phái đương thời, Mạc Đăng Dung phế truất Cung Hoàng, không lập lại vương triều Lê suy tàn mà lập một vương triều mới. Đó là một thái độ quyết đoán, đáp ứng yêu cầu thay đổi vương triều , là điều đã từng diễn ra không ít lần trong lịch sử chế độ quân chủ đến thế kỷ XVI” (tr. 220)

2. Về sự kiện nhà Mạc đẩy lùi cuộc chiến tranh với nhà Minh năm 1540

Nhà Lê  (trung hưng) nhiều lần kêu van  nhà Minh đánh   ta . Kết quả là năm 1540, Mao Bá Ôn đã kéo 22 vạn quân đến sát biên giới   . Về việc này , để “đánh trống lấp” các sử gia của Lê- Trịnh, cố tình che dấu tội “rước voi dày mả tổ”, nên làm rùm beng việc đầu hàng và cắt đất , là những sự kiện không lớn so với 22 vạn quân sang dày xéo đất nước ta. Kết quả là hàng mấy trăm năm nay, phong kiến Lê-Trịnh đã thực hiện được mưu mẹo “rung cây, bẻ cành một phía” , làm cho nhiều người bỏ quên công ơn Mạc Đăng Dung đã đẩy lùi được cuộc chiến tranh của nhà Minh.

Lần đầu tiên, sách  Lịch sử Việt Nam đánh giá cao và nhấn mạnh công lao này của nhà Mạc “tránh được một cuộc chiến tranh”, “bảo vệ chủ quyền quốc gia” “dựa trên tính toán lấy đại cục và lợi ích cơ bản làm mục tiêu cao nhất nhằm lấy lại vị thế của mình trong quan hệ bang giao theo thông lệ”.

“Với nhà Minh thì bên cạnh việc tăng cường phòng bị, bằng hàng loạt các biện pháp chính tri- ngoại giao mà triều đình nhà Mạc đã triển khai để tránh được một cuộc chiến  tranh , mà trên thực tế vẫn bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Đặt trong bối cảnh thế kỷ XVI, những khu xử mà nhà Mạc đạt được là kết quả thực tiễn của tình cảm và trí tuệ đương thời” (tr.238)

“Trong tình hình đối nội, đối ngoại phức tạp lúc đó , triều đình nhà Mạc với nhà Minh,  dựa trên tinh toán lấy đại cục và lợi ích cơ bản làm mục tiêu cao nhất nhằm lấy lại vị thế của mình trong quan hệ bang giao theo thông lệ,  gạt được sang một bên sự tiếp tay của nhà Minh với thế lực Lê-Trịnh không chỉ trong lúc này mà cả thời kỳ tồn tại của nhà Mạc” (tr. 237)

3. Về tôn giáo tín ngưỡng

Các tác giả  LSVN khẳng định, “Xã hội Đại Việt thế kỷ XVI đã có sự chuyển biến cơ bản, rõ nét trước hết về tư tưởng”:
Tất cả những thể hiện của đòi sống xã hội, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng (Nho. Phật. Lão) của Văn học nghệ thuậtt…đã chứng tỏ xã hội Đại Việt đến thế kỷ XVI đã có sự chuyển biến căn bản, rõ nét về tư tưởng”(tr. 257).

Sự chuyển biến đó là  “sự đa dạng, phong phú, cởi mở của tư tưởng , tín ngưỡng”:

“Bấy giờ, các hoàng thân , quốc thích , các gia đình có thế lực của vương triều Mạc lại bỏ tiền của ra xây dựng hoặc trùng tu chùa chiền, Đạo quán. Tình trạng như và phổ biến hơn thời Lý, Trần trước đó , vừa chứng tỏ sự trở lại, tìm về cội nguồn vừa thể hiện sự phong phú , đa dạng, cởi mở của tư tưởng, tín ngưỡng thời Mạc.” (tr.257)

II. Kết luận và đề xuất

1. Tóm lại , suốt 4 thập kỷ qua, GS Phan Huy Lê cùng cộng sự đã không ngừng nghiên cứu, theo dõi và tổng hợp việc nghiên cứu nhà Mạc. Công việc này có thể chia làm mấy thời kỳ:

- Thời kỳ 1: Thập kỷ 70 của  thế kỷ trước, với việc biên soạn và công công bổ   Lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. Trong đó đánh giá Hoàng Công Chất là đột xuất.

- Thời kỳ 2: Đến thập kỷ 90 , cụ thể hội thảo nhà Mạc ở Hải Phòng, GS Phan Huy Lê đã đưa ra những nhận định và khuyến nghị rất sáng giá; và ông cùng đồng sự tiếp tục phấn đấu theo hướng đó.

- Thời kỳ 3: Thập kỷ thứ nhất của thế kỷ XXI, cụ thể là cuối năm 2012, các tác giả đã  công bố sách Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục.

- Trong thời kỳ 3 còn một sự kiện nữa đã diễn ra  , “Hội thảo khoa học nhà Mạc và hậu duệ trên vùng đất Vĩnh Phúc”, mà GS Phan Huy Lê đã theo dõi và tổng kết hội thảo. Trong baì tổng kết ông đã bổ sung hai nhận định quan trọng đối với nhà Mạc:  nhà Mạc có ba thời kỳ lịch sử và 12 đòi vua:

*  “Tôi nói riêng thời kỳ Thăng Long, chưa nói tới thời kỳ Cao Bằng và thời kỳ hậu Cao Bằng. Về thời kỳ Cao Bằng, năm 2011 có cuộc Hội thảo khoa học Vương triều Mạc và họ Mạc ở Cao Bằng [7] . Hội thảo này nghiên cứu giai đoạn thứ 2 tức là giai đoạn từ sau năm 1592, nhà Mạc thất thủ Thăng Long rút lên Cao Bằng.” (Phan Huy Lê:  Tổng kết hội thảo,  trong sách “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”, NXB Vĩnh Phúc, 2013, tr.15)

*  “Như vậy là đến năm 2011, nhận thức về nhà Mạc  được tiếp nối đến giai đoạn Cao Bằng. Và đến hội thảo năm 2012 này, chúng ta lại đi vào giai đoạn thứ 3 mà có người đã đưa ra một khái niệm mới là hậu Cao Bằng, tức là giai đoạn sau Cao Bằng, bắt đầu bằng địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc”. (Phan Huy Lê: Tổng kết hội thảo, trong sách “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất  Vĩnh Phúc”, sách vừa dẫn, tr. 15)

Rất tiếc, Hội thảo diễn ra muộn (21-9-2012) so với thời gian đưa bản thảo vào NXB, nên ý kiền  trên chưa được công bố trong sách  Lịch sử Việt Nam,. NXB Giáo dục.

2.  Xin kết luận, từ nay chúng ta có một bộ sử mô phạm,  được soạn bởi một tập thể các nhà sử học có uy tín, do một nhà xuất bản có vai trò trong giáo dục đào tạo xuất bản. Chúng tôi tin chắc rằng đây là tài liệu “ tham khảo chất lượng cao” (ý kiến của NXB), về lịch sử nước nhà , đặc biệt là về nhà Mạc. Từ tài liệu này , các    soạn giả,  độc giả có những nhận thức đúng đắn , khách quan  tránh được những tư liệu và ý kiến “bôi xấu triều Mạc”  của  nhóm người “quay ngược  bánh xe lịch sử” (Cố GS Trần Quốc Vượng)./.                                                               

[1]  Lịch sử Việt Nam-Viện KHXH Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1971, tr. 329

[2] Cầm Trọng:  Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB KHXH, H, 1978,tr. 325.

[3] Tham khảo Phạm Đặng Xuân Hương:  Luận án tiến sỹ về sử thi Chương Han, bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 6-2013

[4] Cầm Trọng:  Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H. 1978, tr.340.

[5] .GS. Phan Huy Lê:  Tổng kết Hội thảo, sách kỷ yếu hội thảo “ Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử” họp tại Hải Phòng ngày 18/7/1994, XB Hà Nội-1996 , 512-513.

[6] Những chỗ chỉ ghi số trang mà không ghi xuất xứ, xin được hiểu là xuất xử từ sách   Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục , H, 2012

[7] Đây là Hội thảo “Nhà Mạc trong thời kỳ Cao Bằng” được tổ chức tại Cao Bằng ngày 6/6/2011. 

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.