Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 11/07/2005 16:33 (GMT+7)

Biến đổi trong xã hội miền Nam Việt Nam thế kỷ 19

Cuốn "Southern Vietnam under the reign of Minh Mạng (1820-1841): Central policies and local response" của Choi Byung Wook, một nhà nghiên cứu Hàn Quốc, và do ĐH Cornell xuất bản.

Dưới đây là bài điểm sách của Liam C. Kelley, giáo sư ĐH Hawaii, Manoa, in trong Journal of the Economic and Social History of the Orient, VOL. XLVII, 2004:

Trong vài năm qua, một nhánh của nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đã xuất hiện, với trọng tâm về cuộc mở rộng về Nam của các dân tộc Việt vào đồng bằng sông Mêkông trong thế kỷ 17 và 18, và nỗ lực của họ trong việc cai trị ở các vùng đất mà ban đầu có dân cư là những nhóm sắc tộc khác.

Được củng cố chủ yếu bởi các sử gia ở Úc Li Tana và Nola Cooke (cả hai đang công tác ở Đại học Quốc gia Úc), nhưng cũng được khuyến khích ở Mỹ bởi Keith Taylor ở ĐH Cornell, xu hướng mới này nhấn mạnh các yếu tố “phi truyền thống” (so với miền Bắc Việt Nam”) của các xã hội hình thành ở khu ngoại biên này, các xã hội mà những nhà nghiên cứu này cho rằng có sự cởi mở hướng đến tính đa dạng.

Cuốn “Miền Nam Việt Nam dưới triều Minh Mạng” của giáo sư Choi Byung Wook, ĐH Quốc gia Seoul, là một sự bổ sung, và cũng là sản phẩm, của nhánh nghiên cứu này.

Dựa trên một luận án tiến sĩ ông viết tại ĐH Quốc gia Úc, bản thảo của Choi mở đầu trong thế giới tự chủ về chính trị, hỗn tạp về văn hóa và sắc tộc tại đồng bằng sông Mêkông vào cuối thế kỷ 18. Tác phẩm sau đó quan sát nỗ lực của vua Minh Mạng muốn áp đặt một mức độ thuần nhất về sắc tộc và văn hóa lên khu vực này vào những năm 1830 và đăṭ nó dưới sự kiểm soát chính trị trực tiếp. Tác giả khảo sát nhiều nguồn tư liệu gốc bằng tiếng Hoa (văn bản triều Nguyễn, địa bạ), và tác phẩm bằng tiếng Việt, Triều Tiên, Nhật, Pháp và Anh. Choi ghi lại chi tiết những biến chuyển hấp dẫn về xã hội và chính trị mà miền Nam trải qua trong nửa đầu thế kỷ 19.

Cuốn sách chia làm hai phần. Phần đầu, đặt tựa “Uy quyền địa phương và sự biến mất của nó”, nhìn miền Nam trong những thập niên trước khi nó sáp nhập vào vương quốc nhà Nguyễn. Giáo sư Choi mở đầu trong chương thứ nhất, “Di sản của chính quyền Gia Định (1788 - 1802)”, với việc xem xét sự xuất hiện của một cơ cấu chính trị ở đồng bằng sông Mêkông mà ông gọi là “chính quyền Gia Định”. Vào cuối thế kỷ 18, chiến tranh phủ kín Việt Nam khi phong trào Tây Sơn kết liễu nhà Lê và hai phe Trịnh, Nguyễn. Khi bắt đầu đẩy lui Tây Sơn và thống nhất vùng đất, Nguyễn Phúc Ánh đã thành lập căn cứ tại Gia Định năm 1788.

Choi cho rằng “chính quyền Gia Định” này quan trọng bởi vì nó không đơn giản chỉ là hòn đá tảng trên con đường chinh phục của Nguyễn Ánh, mà nó đánh dấu sự xuất hiện của một thực thể chính trị “dựa vào sự chủ động của dân Gia Định”. Theo Choi, nó cũng đánh dấu sự trỗi dậy, hay có lẽ là sự hợp nhất, của một bản sắc cụ thể - bản sắc này dung thứ các nhóm sắc tộc và tôn giáo, và cho phép một mối quan hệ ‘mang tính cá nhân hơn là quan cách’ giữa tầng lớp thống trị.

Chính cái khía cạnh ‘tương đối bình đẳng’ này tại miền Nam cuối thế kỷ 18 đã được Choi gọi là ‘di sản của chính quyền Gia Định’. Di sản này tiếp tục định hình cuộc sống ở vùng này ngay cả sau khi chính quyền Gia Định đã bị thay bằng Gia Định Thành Tổng Trấn, một chính quyền quân sự tự trị mà triều Nguyễn lập ra để quản lý miền Nam từ năm 1808.

“Đây là tác phẩm mang tính tiên phong, đi vào lãnh địa chưa được khai thác và mở đường cho những người khác đi theo.

Chương hai của cuốn sách, “Chính quyền Gia Định (1808-1832) và Lê Văn Duyệt”, khảo sát cuộc sống dưới chế độ quân sự này. Mặc dù Choi tìm thấy bằng chứng về di sản của chính thể Gia Định cũ trong những năm này, đặc biệt là có sự dung thứ của Lê Văn Duyệt với tín đồ Công giáo và người Hoa, nhưng ông cũng để ý sự xuất hiện của các cách nhìn đối lập quanh câu hỏi đối xử với các sắc dân này như thế nào. Các cách nhìn này xuất phát từ triều đình đặt ở Huế, đặc biệt được vua thứ hai, Minh Mạng, thể hiện mạnh mẽ.

Sự chán ghét của vua Minh Mạng đối với phong cách cai trị của Lê Văn Duyệt và đồng bạn miền Nam là chủ đề của chương ba, “Tước bỏ quyền lực miền Nam”.

Đầu thập niên 1830, vua Minh Mạng bắt đầu có nỗ lực phá vỡ quyền lực và uy tín của giới cai trị miền Nam. Khi Lê Văn Duyệt qua đời năm 1832, vua Minh Mạng xóa bỏ bộ máy quân sự tự trị tại miền Nam và đặt vùng này dưới sự kiểm soát trực tiếp của trung ương, bổ nhiệm quan chức từ các vùng khác đến đây trấn giữ. Sau đó là sự cấm đoán đạo Công giáo và theo dõi các hoạt động thương mại của người Hoa. Choi đề cập các diễn biến này và sau đó ngắn gọn xem xét cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, đã nổ ra để phản ứng trước các đổi thay.

Trong phần hai cuốn sách, giáo sư Choi khảo sát các nỗ lực của Minh Mạng biến đổi vùng này sau khi đã sáp nhập nó vào vương quốc. Phần này nhan đề “Những đặc điểm mới dưới thời Minh Mạng”, và nó mở đầu bằng chương thứ tư nói về “Sự giáo hóa của Minh Mạng với người miền Nam”.

Trong chương này, Choi kể lại làm thế nào mà bắt đầu từ thập niên 1820, nhưng đặc biệt tăng lên từ 1830 sau cái chết của Lê Văn Duyệt, vua Minh Mạng đã tìm cách phát triển ở miền Nam một cảm thức trung thành với trung ương thông qua việc thành lập trường học, ra huấn dụ đạo đức, và quảng bá các điện thờ đại diện cho uy quyền triều đình.

Những nỗ lực này nhằm đưa người Việt ở miền Nam vào quỹ đạo của triều đình trung ương. Cùng lúc đó, các nỗ lực khác cũng được nhắm tới các nhóm sắc tộc khác ở đây. Đây là chủ đề của chương thứ năm, “Giá của chính sách đồng hóa của Minh Mạng.” Tại đây, tác giả khảo sát nỗ lực của nhà Nguyễn khi ‘Việt hóa’ người Khmer, Hoa và các nhóm sắc tộc khác ở miền Nam, cũng như các cuộc nổi loạn để phản ứng những chính sách này.

Chính sách về đất đai của vua Minh Mạng ít tạo ra phản ứng đối nghịch hơn so với hai dạng chính sách ở trên. Năm 1836, nhà vua ra lệnh là hệ thống đo đạc đất ở miền nam phải giống như hệ thống trên toàn quốc.

Như Choi giải thích, các chính sách này đã không tạo ra phản ứng tiêu cực vì Minh Mạng khôn ngoan khi ông bảo vệ quyền sở hữu của người miền Nam. Choi cho rằng việc tiêu chuẩn hóa việc đo đạc đất đai đã giúp một số người giàu có ở miền Nam thu vén thêm đất. Kết quả là đến giữa thế kỷ 19, có một bộ phận trong xã hội miền Nam giàu có, an tâm và sống trong một xã hội thuần nhất hơn khi so với nhiều thập niên trước. Giờ đây họ cũng trung thành hơn với chính quyền trung ương.

“Quyển sách là sự bổ sung mới ở chỗ nó khai phá lĩnh vực mới, tức là nửa đầu thế kỷ 19, và đây là ưu điểm lớn của sách.

Như đã nói ở trên, tác phẩm của Choi Byung Wook vừa là sự bổ sung, vừa là sản phẩm của một nhánh mới trong nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, tập trung vào việc mở rộng biên giới phía Nam và, trong sách của Choi, sự biến mất của nó. Quyển sách là sự bổ sung mới ở chỗ nó khai phá lĩnh vực mới, tức là nửa đầu thế kỷ 19, và đây là ưu điểm lớn của sách. Thật tuyệt khi giờ đây có một bản thảo ghi chi tiết một số vấn đề và sự kiện chính từ nơi và thời kì này. Choi đặc biệt cừ khôi khi thảo luận các chính sách của vua Minh Mạng, xem xét các tư tưởng mà chúng dựa vào và lần ra ảnh hưởng của chúng.

Tuy nhiên, tác phẩm của Choi cũng là sản phẩm của xu hướng mới ở chỗ nó giữ nguyên giọng điệu của các tác phẩm đi trước. Giống như cách Frederick Jackson Turner mô tả biên giới Hoa Kỳ, Taylor, Li và Cooke, ở mức độ khác nhau, đều mô tả vùng miền Nam theo nghĩa tích cực. Họ nhấn mạnh sự cởi mở trước tính đa dạng và sự tự do tương đối thoát khỏi ý thức hệ Khổng giáo. Choi rõ ràng đi theo mô hình này, đặc biệt trong nửa đầu tập sách, và đây cũng là phần yếu hơn trong tập sách. Trong sách này, người đọc được khuyến khích hãy hình dung miền Nam theo nghĩa tích cực, như là vùng đất của hòa bình và dung thứ, một vùng đất mà sau đó đã bị chính sách của Minh Mạng hủy diệt. Mặc dù Minh Mạng rõ ràng đem lại các thay đổi lớn ở đồng bằng sông Mêkông, nhưng sự mô tả tích cực mà Choi dành cho miền Nam trong cuối thế kỷ 18 và đầu 19 tỏ ra hơi ngây thơ.

Lấy ví dụ về vấn đề quan hệ sắc tộc. Ngược với nỗ lực đồng hóa của Minh Mạng, tác giả Choi ghi nhận rằng vào cuối thế kỷ 18, Nguyễn Phúc Ánh đã cố gắng “phân rẽ mỗi nhóm sắc tộc, cho phép họ duy trì tự chủ và đã bảo vệ môṭ số quyền của họ”. Để lấy bằng chứng, Choi trích lời Nguyễn Ánh nói rằng “hán di hữu hạn”, mà Choi dịch là “người Việt và man di phải có biên giới rõ rệt”, rồi ông giải thích là “đây không phải là sự bày tỏ phân biệt ở Gia Định, mà là sự bày tỏ ý tưởng của Nguyễn Ánh rằng các nhóm Việt và sắc tộc khác phải sống riêng rẽ.” Ở đoạn sau đó, Choi gọi điều này là “quan hệ hợp tác”. Cái cách nói “hán di hữu hạn” về nghĩa đen có nghĩa “có sự phân chia rõ rệt giữa người Hán và giống man di.” Dù nó có thể hiện sự “phân biệt” hay không, nó rõ ràng thể hiện một cảm giác đứng trên về văn hóa và sắc tộc, và không hề bày tỏ cảm giác “hợp tác.”

“Choi đã đọc các nguồn tư liệu để tìm kiếm thông tin hỗ trợ luận cứ của ông thay vì thật sự cố gắng xem xét chúng thể hiện gì về xã hội này.

Tuy nhiên những vấn đề về cấp bậc và thế đứng trên lại đối nghịch với bức tranh mà Choi muốn vẽ cho miền Nam thời trước Minh Mạng. Để chứng minh về một xã hội “tương đối bình đẳng” và “dung thứ”, rõ ràng Choi đã đọc các nguồn tư liệu để tìm kiếm thông tin hỗ trợ luận cứ của ông thay vì thật sự cố gắng xem xét chúng thể hiện gì về xã hội này.

Đây là điều đáng tiếc bởi vì về nhiều mặt, tác phẩm này rất hay. Thật là vui khi thấy một học giả sử dụng các nguồn tư liệu gốc, chứ không phải bản dịch tiếng Việt, để làm nghiên cứu về Việt Nam thời hiện đại. Cũng thật khâm phục khi thấy các vấn đề quan trọng trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 19 đã đươc trình bày chi tiết như vậy.

Đây là tác phẩm mang tính tiên phong, đi vào lãnh địa chưa được khai thác và mở đường cho những người khác đi theo.

Tuy nhiên, những sử gia tương lai cũng sẽ phải sẵn lòng vượt qua cách tiếp cận kiểu Turner khi nghĩ về các vùng biên, và sẵn lòng nhìn thấy những bụi bặm, máu, mồ hôi và sự áp bức mà bức tranh thiện cảm này đã che dấu.

Nguồn bbc.co.uk   29/06/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.