Bệnh viêm cầu thận với cây Đủng đỉnh
Khi đã viêm cầu thận mãn tính thì thể trạng rất bi đát: tay chân ứ nước (phù), bụng tích nước (cổ trướng). Thở khó khăn do bụng tích nước đội lên cơ hoành. Ăn rất kém vì phải ăn nhạt nhiều ngày. Có lúc phải dùng dụng cụ chọc tháo nước ở bụng để cho dễ thở, nhưng chỉ được rút ra 3 – 4 lít nước thôi, chứ không được rút ra hết. Có nơi dùng cà phê nấu với lá Nhót cho uống thì tiểu ra được 3 – 4 lít, nhưng chỉ có tác dụng trong vài ba ngày và phương cách này không có tác dụng điều trị.
Đã có dùng corticoid nhưng chỉ được 5 – 7 ngày rồi ngưng.
Bạn đọc Võ Văn Tuân ở thành phố Hà Đông sau khi đọc bài Cây Đủng đỉnhtrong TSK số 353, viết thư gửi Toà soạn giới thiệu một trường hợp dùng cổ hũ cây Đủng đỉnh điều trị khỏi hẳn bệnh viêm cầu thận mãn tính.
Người bệnh là một sinh viên bị viêm cầu thận, đã dùng đọt non của cây Đủng đỉnh (còn gọi là cổ hũ) ước khoảng 100g, nấu canh với một con cá trê vàng, không cho muối, chỉ cho chút ít bột nêm cho dễ ăn. Lượng trên dùng cho một ngày, chia làm 2 bữa chính, ăn chung với cơm và thức ăn khác. Ăn như vậy liên tục 16 ngày thì bệnh khỏi.
Trong bệnh này, người bệnh rất chán ăn vì phải ăn nhạt nhiều ngày. Thường xuyên cho ăn món cổ hủ Đủng đỉnh làm chua để giúp “đưa cơm”.
Cách làm như sau:
Cổ hũ cắt ngắn, xét tơi, rau thơm thái nhỏ, ít đường, vắt chanh trộn, dùng ăn cơm hoặc cổ hũ nấu canh với thịt, cá, nêm ít bột ngọt, ăn (như bạn Tuân đã giới thiệu) hoặc cổ hũ xào ăn như loại rau.
Trồng Đủng đỉnh thì quá dễ, mỗi buồng có hơn 100 trái, tỷ lệ nẩy mầm 100% nhưng phải sau 3 – 4 năm mới có cổ hũ. Khi đã chặt lấy cổ hũ thì cây chết, chỉ tái sinh ở chồi từ gốc. Do vậy, trường hợp bạn Tuân giới thiệu đã làm được là nhờ lấy cây mọc hoang ở rừng núi Nghệ An (quê của người bệnh).
Đây chỉ là trường hợp điều trị theo kinh nghiệm, nhưng là vị thuốc không có độc, không có hại trong bệnh viêm cầu thận.
Rất có thể có nhiều bạn có hoàn cảnh thuận lợi, lấy được cổ hũ cây mọc hoang ở rừng để trị bệnh.