Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 11/02/2010 18:10 (GMT+7)

Bệnh vảy nến

Bệnh vẩy nến thường tiến triển mạn tính và không luôn luôn lành tính. Bệnh diễn tiến theo từng đợt, từ vài tuần đến vài tháng, các đợt có thể liên tục hay rất thưa.

Các biến chứng của bệnh vẩy nến là viêm khớp, đỏ da tróc vẩy toàn thân, vẩy nến mụn mủ toàn thân… Các biến chứng khác là bội nhiễm, chàm - lichen hoá, một số rất ít tiến triển ung thư. Hiện nay, vẩy nến trên bệnh nhân nhiễm HIV đang là một vấn đề thời sự.

Vẩy nến gây ra các vết sần sủi ở tay, chân, đầu, mặt làm cho bệnh nhân có giảm giác giống bị bệnh phong, nên dễ bị mặc cảm xa lánh, nhất là ở người trẻ tuổi. Bệnh cũng gây cho người bệnh có nhiều trở ngại trong lao động sinh hoạt.

Nguyên nhân sinh bệnh của vẩy nến ngày nay được hiểu rõ ràng hơn, trong đó miễn dịch đóng vai trò chính yếu, ngoài ra còn có một số yếu tố khác tham gia:

- Yếu tố miễn dịch:Hiện nay, người ta cho rằng nguyên nhân bệnh vẩy nến là do miễn dịch gây ra: tế bào lympho T hoạt hóa phóng thích cytokines. Nói chung người ta xếp bệnh vẩy nến vào nhóm bệnh tự miễn.

- Yếu tố di truyền:Đã được xác định rõ ràng, gặp trong 30 - 40% bệnh vẩy nến.

- Yếu tố xúc cảm, tâm thần kinh:Chấn thương tâm lý (stress, buồn, lo lắng, căng thẳng thần kinh…) có thể khởi phát bệnh, gây tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm.

- Do thuốc:Một số thuốc có thể gây ra bệnh vẩy nến như beta - bloquants, lithium, kháng sốt rét tổng hợp, một số thuốc kháng viêm không steroid.

- Vai trò của chế độ ăn, rượu và thuốc lá:

Uống rượu nhiều và liên tục gây rối loạn tâm lý, rối loạn giấc ngủ, tổn thương tế bào gan, ngứa, ảnh hưởng không tốt lên cácthuốc điều trị và làm bệnh vẩy nến nặng dần lên.

Hút thuốc lá cũng là một yếu tố kích thíc trong bệnh vẩy nến, nhiều thí nghiệm đã cho thấy nghiện thuốc lá làm bệnh nặng hơn hoặc khó chữa hơn.

Về chế độ ăn, nhiều tác giả khuyên bệnh nhân vẩy nến nên ăn giảm đường, mỡ, muối. Vì họ xem vẩy nến là bệnh do rối loạn chuyển hoá lipid. Nhiều tác giả khác cho rằng chế độ ăn có nhiều dầu cá đã cho kết quả tốt và có vai trò điều trị bổ trợ.

- Các nguyên nhân khác:Yếu tố sinh hoá, vi trùng (streptococcus), siêu vi trùng… cũng có liên quan rõ rệt với quá trình phát sinh và phát triển của bệnh vẩy nến.

Triệu chứng của bệnh vẩy nến

Tổn thương của bệnh vẩy nến là những dát, mảng hồng ban tróc vẩy (đôi khi là sẩn có vẩy) với các đặc điểm sau đây:

- Hồng ban:màu đỏ tươi, không tẩm nhuận, giới hạn rõ, hình tròn hay đa cung, khô láng.

- Vẩy:gồm những phiến mỏng, xếp chồng chất lên nhau, dễ tróc và bể vụn, có màu trắng như xà cừa hay lấp lánh như mica.

- Kích thước:rất thay đổi, từ vài mm đến vài chục cm.

- Số lượng:từ vài mảng đến vài chục mảng.

- Nghiệm pháp BROCQ:dùng cái nạo cạo nhẹ trên bề mặt tổn thương từ 30 – 160 lần, nghiệm pháp BROCQ dương tính khi lần lượt thấy ba dấu hiệu sau: Phết đèn cầy - dấu vẩy hành - giọt sương máu.

Vị trí tổn thương rất đặc biệt, hầu như không thấy ở những bệnh da khác.

Tổn thương của bệnh vẩy nến có tính đối xứng, vị trí thường là da đầu, rìa chân tóc, đầu gối, cùi chỏ, vùng giữa hai mông, mặt duỗi cẳng chân, cẳng tay.

Sang thương vẩy nến có thể xuất hiện ở những chỗ da bị chấn thương, kích thích, cọ xát (như vết gãy, trầy xước, tiêm chích được gọi là hiện lượng Koebner).

Tổn thương móng: khá thường gặp (khoảng 30 – 50% trường hợp), toàn bộ hoặc nhiều móng, đối xứng. Móng dày lên, tăng sừng dưới móng, bề mặt móng không còn bóng láng, mà có những điểm lõm nhỏ hoặc có những sọc nằm ngang.

Tổn thương niêm mạc: rất hiếm gặp, thường bị là ở qui đầu.

Ngoài ra, không có triệu chứng tổng quát nào (không nóng sốt, không đau nhức, mệt mỏi…), đôi khi ngứa.

Điều trị bệnh vẩy nến

Điều trị bệnh vẩy nến rất khó khăn, dễ gây chán nản vì không có thuốc đặc hiệu và kết quả không chắc chắn, bệnh hay tái phát. Cả thầy thuốc và bệnh nhân đều cần phải kiên nhẫn trong trị liệu. Sử dụng thuốc nào đều do bác sĩ điều trị.

Thuốc bôi

Các loại thuốc thường hay sử dụng là:

- Vaseline salicylée 3%, 5% và 10%, có tác dụng bạt sừng, làm bớt vẩy.

- Tia cực tím (UV): UVB phối hợp bôi hắc ín hoặc PUVA liệu pháp: psoralène + UVA. Máy chiếu tia cực tím chỉ có Bệnh viện Da Liễu.

- Daivonex: (Calcipotriol) dẫn xuất vitamin D3: kết quả làm sạch vẩy khá tốt.

- Thuốc ức chế miễn dịch: tacrolimuss, pimecrolimuss: rất tốt, hiệu quả cao, nhất là vẩy nến ở mặt, mi mắt. Ít tác dụng phụ nhưng giá thành hơi mắc.

- Laser màu ánh sáng vàng chiếu theo xung, bước sóng 585mm, điều trị vẩy nến rất tốt, không có biến chứng. Điều trị tia laser cũng chỉ thực hiện dược ở bệnh viện Da Liễu hoặc Trung tâm Laser.

Thuốc uống

Có rất nhiều thuốc được dùng trong điều trị vẩy nến nhưng không loại nào là đặc trị. Các thuốc thường dùng là:

- Axit Retinoic Etretinate, Acitretin có nhiều tác dụng phụ như khô da và niêm mạc, rụng tóc, sinh quái thai. Chống chỉ định: thai nghén và suy gan.

- Dapsone (DDS): tác dụng phụ: thiếu máu tán huyết, dị ứng, hội chứng quá mẫn DDS.

- Kẽm: có tác dụng trên bệnh vẩy nến nhưng nếu dùng liều quá cao và kéo dài cũng có thể bị ngộ độc.

- Methotrexate: có tác dụng ức chế tổng hợp DNA của tế bào. Tác dụng tốt trên vẩy nến mủ và vẩy nến khớp. Thuốc này gây nhiều tác dụng phụ ở gan (ngộ độc gan), máu, xương, phổi.

- Cyclosporrine: là thuốc ức chế miễn dịch, chống thải mảnh ghép. Nó cũng có tác dụng trên các dạng vẩy nến. Tác dụng phụ: độc cho thận, rậm lông tóc, phì đại nướu răng, cao huyết áp, mệt mỏi, tăng cholesterol và tryglyceride máu.

- Corticosteroid: dễ đưa đến đỏ da toàn thân, vẩy nến mủ khi ngưng thuốc. Do đó, nó chống chỉ định với bệnh vẩy nến.

- Đông y: Hạ khô thảo, Thổ phục linh, Phác ấu trĩ uống liên tục 3 tháng cũng có một số kết quả, đang được nghiên cứu để xác định thêm.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.