Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 08/12/2011 20:51 (GMT+7)

Bệnh nhiễm vi nấm aspergillus sp ở Việt Nam

Aspergillus spgặp phổ biến trong thiên nhiên, phát triển ở nơi có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy như đất ẩm có nhiều xác động thực vật thối rữa, trong nhà, nhà vệ sinh bị ẩm lâu ngày, thiếu vệ sinh, trong ngũ cốc bị mốc, như gạo, bắp, khoai... trong đó có chủng Aspergillus flavusgây mốc gạo, tạo ra độc tố aflatoxin gây ung thư gan rất mạnh. Có hơn 100 chủng Aspergillus spở thiên nhiên, hay gặp nhất là các chủng Aspergillus fumigatus, Aspergillus niger, Aspergillus flavusAspergillus clavatus.Chủng gây độc lực cao nhất là Aspergillus fumigatusthường hay gây bệnh ở phổi.

Bệnh lý do Aspergillus spgây ra rất đa dạng, từ phổi, xoang đến hệ thần kinh trung ương, các cơ quan nội tạng và da. Người bị nhiễm nấm qua đường hô hấp, khi hít phải các bào tử nấm bay lơ lửng trong không khí. Vi nấm vào phổi sẽ xâm nhập vào phế quản, phế nang và các xoang trống trong phổi như hang lao cũ, hang áp xe cũ hoặc các sẹo cũ và phát triển thành bướu nấm hoặc xâm nhập vào phế nang, phế quản gây Aspergillus spxâm lấn, hoặc phát tán theo đường máu đến các cơ quan nội tạng và da. Ngoài ra, vi nấm còn gây bệnh ở hệ thần kin trung ương như viêm màng não, ở các cơ quan khác như viêm cơ xương, viêm nội tâm mạc, áp xe thận, viêm tai, viêm xoang dị ứng do nấm, viêm đường niệu, viêm ngoài da.

Vi nấm Aspergillus spcó ở khắp nơi trên thế giới, tại Canada và Hoa Kỳ, nấm Aspergillus splà tác nhân vi nấm phổ biến thứ hai sau Candida spgây viêm nội tâm mạc, là tác nhân phổ biến hàng đầu gây dị ứng kích hoạt cơn hen phế quản trên các bệnh nhân bị hen suyễn. Tại các nước nhiệt đới ẩm như châu Á, trong đó có Việt Nam, vi nấm Aspergillus sprất phổ biến trong thiên nhiên, nhất là nơi có trồng nhiều cây xanh.

Để chẩn đoán bệnh nhiễm nấm Aspergillus spcần phải phối hợp nhiều kỹ thuật cận lâm sàng cũng như lâm sàng:

- Cần sinh thiết mô nghi ngờ có nấm bằng kim hoặc phẫu thuật.

- Chẩn đoán hình ảnh: X quang phổi, chụp cắt lớp điện toán (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) lồng ngực.

- Giải phẫu bệnh lý: tìm hình ảnh sợi tơ nấm phân nhánh 45 độ trong mô.

- Vi nấm học: soi cấy mẫu bệnh phẩm để phân lập và định danh.

Vừa qua, Bệnh viện Nhiệt đới Tp. HCM phát hiện hai trường hợp nhiễm nấm Aspergillus sp, một ở da, một ở phổi. Bệnh nhân nấm da đã từng đi khám bệnh hơn hai năm tại nhiều bệnh viện chuyên ngành da liễu và nội ở TP. HCM nhưng không được chẩn đoán đúng, khiến bệnh ngày càng lan rộng, trầm trọng. Bệnh nhân nhiễm nấm phổi bị chẩn đoán nhầm là u phổi khiến bệnh nhân phải chuyển qua nhiều bệnh viện mới phát hiện ra được bệnh. Điều này cho thấy chẩn đoán bệnh nhiễm nấm Aspergillus spkhông hề đơn giản và cần phối hợp nhiều chuyên khoa như giải phẫu bệnh lý, vi nấm, ngoại khoa và chẩn đoán hình ảnh mới có được chẩn đoán chính xác.

Điều trị

Vi nấm Aspergillus sptrước đây còn nhạy với các loại thuốc kháng nấm như amphotericin B, fluconazol, itraconazol, tuy nhiên hiện nay vi nấm chỉ còn nhạy với itraconazol.

Để phòng ngừa, cần sống tránh xa các nguồn ô nhiễm rác thải, chất hữu cơ phân hủy. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ nhất là nhà vệ sinh, tránh để ẩm mốc sẽ tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.

Nên chụp X quang phổi định kỳ mỗi năm hoặc mỗi 6 tháng để phát hiện sớm bệnh nấm phổi cũng như các bệnh khác tại phổi như lao, u phổi...

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.