Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/12/2005 14:01 (GMT+7)

Bệnh mạch vành triệu chứng và chữa trị

Bệnh mạch vành thường liên quan đến tình trạng tắc nghẽn trong lòng mạch vành (nguyên nhân do mảng xơ vữa gây hẹp tắc hoặc do cục máu đông gây lấp mạch) hoặc co thắt mạch vành. Bệnh mạch vành có thể chỉ biểu hiện bằng cơn đau thắt ngực, có thể nặng nề và nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành:

Những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành có thể kể đến là:

● Hút thuốc.

● Tăng huyết áp.

● Đái tháo đường.

● Rối loạn mỡ máu.

● Béo phì.

● Ít vận động.

● Cuộc sống và công việc có nhiều căng thẳng (stress).

● Lớn tuổi.

Người bị bệnh mạch vành có triệu chứng gì?

Có nhiều mức độ, từ không có triệu chứng gì cho đến cơn đau thắt ngực dữ dội

Không triệu chứng:có thể người mắc bệnh mạch vành hoàn toàn không có triệu chứng gì cả, chỉ tình cờ phát hiện khi đo điện tâm đồ (ECG).

Cơn đau thắt ngực:Cơn đau thắt ngực điển hình kiểu mạch vành được mô tả với các đặc điểm như sau:

- Tính chất đau ngực: cảm giác đau thắt, bóp nghẹt, siết chặt, cũng có thể là cảm giác bỏng rát, kim châm.

- Vị trí: đau sâu phía sau xương ức, chính giữa tim, hoặc ngực trái. Đôi khi đau ở vùng thượng vị dễ làm lầm tưởng là đau dạ dày.

- Hướng lan: Đau ngực có thể không lan, có thể lan xuyên lồng ngực ra phía sau giữa 2 xương bả vai, hoặc lan từ ngực lên hàm, lan lên vai, dọc theo mặt trong cánh tay trái tới ngón út.

- Độ dài cơn đau: Có thể chỉ thoáng qua vài giây, có thể vài phút, hoặc kéo dài vài chục phút.

- Hoàn cảnh khởi phát cơn đau: cơn đau xuất hiện sau gắng sức thể lực (ví dụ như đi bộ đường dài, leo cầu thang, khiêng đồ nặng, ăn no, chơi thể thao, giao hợp…) hoặc xúc động nhưng giảm khi nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc Nitroglycerin dưới lưỡi.

Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào cũng có đủ những triệu chứng điển hình như vậy mà rất thay đổi. Chính vì vậy mà sẽ có các dạng: Cơn đau thắt ngực im lặng, Cơn đau thắt ngực điển hình, Cơn đau thắt ngực không điển hình, và nặng nhất là nhồi máu cơ tim.

Bạn cần làm gì khi có bệnh mạch vành?

● Khi có cơn đau thắt ngực với các đặc điểm như trên bạn nên đến khám ở một trung tâm tim mạch nào đó, ít ra là để đo ECG kiểm tra xem mình có bị bệnh mạch vành hay không, bất kể bạn có hay không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh này.

● Khi đã được Bác sĩ chuyên khoa tim mạch chẩn đoán xác định, bạn nên tuân thủ nghiêm túc điều trị. Một mặt dùng các thuốc đã được kê toa, mặt khác phải thay đổi lối sống: Bỏ thuốc lá, giảm cân nếu béo phì, điều trị đái tháo đường, tăng huyết áp tích cực, tập thể dục điều độ, giảm bớt những gánh nặng công việc…

● Tiến hành làm các chẩn đoán hình ảnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán xác định và chẩn đoán vị trí tổn thương của động mạch vành: ECG, nghiệm pháp gắng sức, siêu âm tim, siêu âm tim gắng sức, chụp động mạch vành…

Từ đó bạn sẽ được tư vấn điều trị theo:

- Phương pháp nội khoa(chỉ dùng thuốc),

- Can thiệp mạch vành:giải quyết chỗ hẹp tắc bằng cách dùng bóng nong hoặc đặt giá đỡ Stent trong lòng mạch vành tại chỗ bị hẹp – là một phương pháp đang rất phát triển và được chọn lựa nhiều hiện nay.

- Phẫu thuật bắc cầu:là phẫu thuật tim dùng mảnh tĩnh mạch hay động mạch của cơ thể làm cầu nối đưa máu đến vùng động mạch sau chỗ hẹp tắc.

Bạn làm gì khi có một cơn “đau tim”?

● Nếu chỉ là một cơn đau ngực nhẹ: bạn nằm nghỉ ngơi, tránh gắng sức, dùng thuốc dãn vành theo hướng dẫn của bác sĩ tim mạch.

● Nếu là một “cơn đau tim” của nhồi máu cơ tim thật sự thì bạn nên nằm nghỉ tuyệt đối, ngậm Nitroglycerin dưới lưỡi, song song đó gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để cấp cứu kịp thời, không nên để trì hoãn.

Nhưng hay hơn cả vẫn là chúng ta nên bắt đầu ngay từ lúc chưa mắc bệnh mạch vành với một cuộc sống điều độ, tập thể dục, chơi thể thao, không hút thuốc, chế độ ăn cữ mỡ, tránh ăn mặn…để có một trái tim thật khoẻ mạnh!

Nguồn: Khoa học phổ thông, số 720, 19-25/5/2004, trang30

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.