Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/07/2010 15:29 (GMT+7)

Bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch là bệnh của loài gặm nhấm do con bọ chét truyền qua người. Tác nhân gây bệnh là loại vi khuẩn bất động, có dạng hình que ngắn, gram âm, bắt màu ở hai đầu (hình kim băng), đã được BS. Alaxandre Émile Jean Yersin (22 – 9 – 1863 – 1 – 3 – 1943) phân lập và nuôi cấy thành công đầu tiên vào năm 1894 tại Hồng Kông, và sau này được đặt tên là Yersinia pestis để ghi nhớ công ơn Ông.

Từ con bọ chét, bệnh dịch hạch có thể lan từ động vật gặm nhấm hoang dã đến các loài chuột đồng, chuột nhà và từ nông thôn lan truyền lên thành thị.

Đầu tiên, sống trong ruột của bọ chét, vi khuẩn Y. pestis nhân lên gấp bội tạo nên một khối vi khuẩn to và một cục máu đông làm bọ chét hút máu không được, do đó, khi hút máu, nó phải ợ ra khối vi khuẩn này, tức là truyền vi khuẩn dịch hạch vào ký chủ mới qua vết đốt ở da; khi con vật chết vì bệnh dịch hạch, bọ chét nhảy ra ngoài để tìm ký chủ khác, nếu chẳng may bị bọ chét có vi khuẩn dịch hạch cắn, người sẽ bị bệnh dịch hạch.

Loài bọ chét Xenopsylla choepis có ở khắp nơi trên thế giới, là trung gian truyền bệnh ở chuột và truyền sang người. Con bọ chét là nơi chứa vi trùng dịch hạch và con chuột mang bọ chét đi khắp nơi phát tán bệnh.

Bệnh dịch hạch khởi phát từ 2 – 8 ngày sau khi bọ chét cắn, nhưng nếu do hít phải vi khuẩn dịch hạch thì chỉ sau 1 – 2 ngày. Có nhiều thể như sau:

Dịch hạch thể hạch

Vết cắn của bọ chét nổi bỏng nước như nốt phỏng. Bệnh nhân đột ngột sốt cao 40 0C, lạnh run, ói mửa, tổng trạng suy sụp nhanh.

Sau 2 – 5 ngày, các hạch gần nơi có vết cắn của bọ chét sưng to. Hạch bị hoá mủ và chừng 3 – 5 ngày sau thì vỡ ra chảy mủ và máu. Hạch vẫn sưng và đau sau hơn 1 tuần điều trị và trở nên di động. Có thể tử vong từ ngày thứ 3 do sốc nhiễm trùng nếu không điều trị. Nếu khỏi bệnh, các triệu chứng giảm dần và thời kỳ hồi phục rất lâu. Hạch cần phẫu thuật dẫn lưu mủ. Hạch bị áp xe có thể là nguyên nhân gây sốt hồi quy ở những bệnh nhân đã hồi phục, đặc biệt với các hạch ổ bụng và hạch trung thất.

Dịch hạch thế phổi

Có thể là thứ phát sau thể hạch hay nguyên phát do lây trực tiếp từ người khác (hít phải vi khuẩn). Đây là thể bệnh phát triển nhanh nhất. Bắt đầu là viêm phế quản, sau đó là viêm phế quản - phổi có khó thở, ho, suy hô hấp, suy tuần hoàn, khạc nhiều đàm nhày rồi lẫn máu, nhưng cũng có thể do toàn máu, rất lây vì trong dịch tiết đường hô hấp có rất nhiều vi trùng dịch hạch. Hình ảnh X quang phổi của bệnh nhân thể nguyên phát có thể bắt dầu ở một thuỳ, sau đó lan rộng đến các thuỳ khác. Nếu không điều trị sẽ chết trong vòng từ 2 – 5 ngày.

Dịch hạch thể phổi thứ phát sau khi có hạch hiếm khi có đàm vì đàm đặc và dính chặt hơn trong thể phổi nguyên phát, do vậy ít lây hơn thể phổi nguyên phát.

Dịch hạt thể nhiễm trùng huyết

Là thể bệnh rất nặng, tiến triển nhanh, không nổi hạch, không viêm phổi nhưng gây chảy máu lan toả từ các lỗ tự nhiên của cơ thể, hoại tử đầuchi (hình bên), hạ huyết áp khó trị, suy thận, sốc. Thể này thường đi kèm rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng.

Dịch hạch thể màng não

Là thể bệnh ít gặp. Đây là biến chứng của dịch hạch thể hạch và thường không gây tử vong. Bệnh nhân có thể bị viêm màng não sau thể hạch 10 – 15 ngày, với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, phản ứng màng não và tăng tế bào lympho trong dịch não tuỷ.

Dịch hạch thể nhẹ

Hay gặp trong các vụ dịch với biểu hiện như: sốt, nhức đầu, đau họng, viêm hạch bạch huyết ở cổ, bệnh nhân vẫn còn đi lại được, khó phân biệt với những trường hợp đau họng do các nguyên nhân khác.

Bệnh dịch hạch được chẩn đoán dễ dàng trong vùng có bệnh lưu hành nhưng dễ nhầm lẫn trong những vùng có các ca bệnh lẻ tẻ. Hạch sưng có thể nhầm với viêm hạch do liên cầu hay tụ cầu khuẩn, các triệu chứng toàn thân trong những ngày đầu của bệnh có thể nghĩ đến nhiễm siêu vi, các triệu chứng hô hấp có thể nghĩ đến viêm phổi do vi trùng khác.

Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh dịch hạch lên đến khoảng 80%, nhưng nếu được điều trị sớm trong 24 giờ đầu tiên, tỷ lệ này còn 5 – 10%.

Thuốc điều trị là các loại kháng sinh như streptomycin, gentamycin, tetracyclin, chloramphénicol, doxycyclin, trimethoprim – sulfamethoxazol.Các loại kháng sinh như penicillin, cephalosporin và macrolid không tối ưu và không nên sử dụng. Người bệnh phải được theo dõi và cách ly ở bệnh viện.

Khi có dịch xảy ra, bắt buộc phải thông báo y tế. Vấn đề diệt chuột ở các quốc gia khác. Kiểm soát bọ chét bằng thuốc diệt côn trùng là biện pháp quan trọng cho sức khoẻ cộng đồng ở những nơi có dịch động vật. Trong các vùng bệnh dịch lưu hành, gia đình nào có nuôi chó mèo cần giữ cho vật nuôi của mình không có bọ chét.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.