Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 13/05/2013 22:46 (GMT+7)

Bàn về nguyên nhân, cơ chế, phép tắc cơ bản trị liệu của ôn bệnh

I. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây ra ôn bệnh là do cảm nhiễm ôn tà, phát sinh tại các điều kiện khác nhau trong 4 mùa; nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ tới chính khí khỏe hay yếu mà có các mức độ phát bệnh hay không phát bệnh hoặc phát bệnh mạnh hay yếu.

Có 4 loại độc ôn nhiệt:

* Bệnh do được phong nhiệt:

Trong mùa xuân gió phong nhiệt (hoặc mùa đông thời tiết trái thường) hình thành nhân tố gây bệnh. Ôn bệnh do độc phong nhiệt gây ra là phong ôn khi xâm phạm vào cơ thể trước hết ảnh hưởng đến phế vệ; nếu phong ôn mới phát có các triệu chứng: Phát sốt cao, sợ gió, hơi khát, ho.

* Bệnh do độc thử nhiệt:

Bệnh độc do khí thử nhiệt trong mùa hạ, ôn bệnh do cảm nhiễm độc thử nhiệt phát sinh là thử ôn, thử nhiệt xâm phạm vào cơ thể truyền biến rất nhanh, nên thử ôn mới phát thường không kịp thấy biểu chứng phần vệ mà thấy ngay các hiện tượng nhiệt thịnh ở phần khí dương minh như sốt cao, khát nước, mồ hôi nhiều...

Mùa hạ thử nhiệt thịnh mà mưa và thấp cũng nhiều cho nên thử nhiệt rất dễ kiêm thấp.

* Bệnh do độc thấp nhiệt:

Là loại bệnh độc phát sinh trong mùa mưa và ẩm thấp nhiều. Ôn bệnh do cảm nhiễm thấp nhiệt phát sinh là thấp ôn. Bệnh thấp ôn thường phát ra chậm và kéo dài. Bệnh thấp ôn có quan hệ chặt chẽ với tỳ vị bệnh mới phát ngoài các triệu chứngbiểuthấp như: Nhức đầu, sợ lạnh, nặng mình, chân tay mỏi, sốt âm ỉ, còn có các chứng lý thấp như vùng ngực và vùng thượng vị bĩ tức, lợm giọng nôn mửa, rêu lưỡi nhớt, nước tiểu đục, ỉa chảy; Thấp uất lâu ngày hóa nhiệt cho nên thời kỳ sau của bệnh thấp ôn thường hóa táo thương âm.

* Bệnh do độc táo khí:

Là loại bệnh phát sinh do điều kiện khí hậu khô ráo trong mùa thu. Ôn bệnh do cảm nhiễm bệnh độc táo khí phát ra là thu táo. Bệnh thu táo mới phát ngoài các triệu chứng phần biểu còn có các hiện tượng tân dịch khô ráo như miệng mũi khô, họng ráo... Bệnh thu táo chia ra: Ôn táo và lương táo, ôn táo gần giống như phong ôn, lương táo gần giống như phong hàn.

II. Cơ chê bệnh sinh

Diễn biến bệnh lý của ôn bệnh chủ yếu là biểu hiện ở vệ khí, dinh, huyết và tạng phủ thuộc tam tiêu là cơ sở lý luận của ôn bệnh học.

1. Vệ, khí, dinh, huyết

Diệp Thiên Sỹ tổng hợp các khái niệm về vệ khí, dinh, huyết trong công năng sinh lý để chỉ diễn biến bệnh lý của ôn bệnh và dựa vào đó để phân biệt các loại bệnh và biện chứng luận trị.

* Tà ở phần vệ:

Ôn bệnh mới phát có các triệu chứng sốt, hơi sợ lạnh, nhức đầu, ho, hắt hơi, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi đỏ, mạch phù sác. Đặc điểm của tà ở phần vệ là sốt, sợ lạnh; điều trị biểu chứng phần vệ thường dùng phương pháp tiết trệ thấu hãn.

* Tà ở phần khí.

+ Nhiệt tích ở phế: Thường thấy sốt, ho, khát, rêu lưỡi vàng.

+ Nhiệt ở hung cách: Vùng cách mô bực dọc, sốt, rêu lưỡi vàng.

+ Nhiệt thịnh ở dương minh vị: Sốt cao, có mồ hôi, thở mạnh, nước tiểu vàng sẫm, rêu lưỡi vàng ráo. Mạch hồng đại.

+ Nhiệt ở trường vị: Sốt cao, táo bón hoặc ỉa chảy (do nhiệt) đầy bụng, cứng đau, rêu lưỡi vàng dầy khô hoặc xám đen, có gai. Mạch trầm thực hữu lực.

+ Nhiệt uất ở thiếu dương: Nóng lạnh như sốt rét, sốt nhiều, sợ lạnh ít, đắng miệng, đau sườn, đau hoặc tức vùng thượng vị, lợm giọng, rêu lưỡi vàng, hơi nhớt. Mạch huyền sác. Nếu nhiệt hiệp thấp thấy nóng lạnh lúc lên lúc xuống, tức ngực vùng thượng vị, nước tiểu ít.

+ Thấp nhiệt phạm vào tỳ: Sốt âm ỉ bĩ tức vùng thượng vị, nôn mửa, nặng mình, chân tay mỏi, rêu lưỡi nhớt. Mạch nhu hoãn.

* Tà ở phần dinh:

Nhiệt tà ở phần dinh: Lưỡi đỏ thẫm, không khát, bực dọc, mất ngủ không yên, nói lảm nhảm, mạch tế sác. Phương pháp điều trị thanh dinh tiết nhiệt. Khi ôn tà mới vào phần dinh phương pháp điều trị là ngoại thấu nhiệt tà.

* Tà ở phần huyết:

+ Ôn tà vào phần huyết ngoài các triệu chứng bực dọc, mất ngủ, sốt nặng về đêm, không khát, thường thấy nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa hoặc đái ra máu, ban chẩn, súc huyết, bực dọc phát cuồng. Đặc điểm của nhiệt ở phần huyết là lưỡi đỏ thẫm và các triệu chứng xuất huyết, phương pháp điều trị: Lương huyết giải độc.

+ Chuyển biến của triệu chứng vệ, khí, dinh, huyết thường bắt đầu từ vệ rồi vào khí, vào đến dinh, đến huyết. Cũng có khi bệnh bắt đầu từ phần dinh, phần khí mà phần vệ chỉ thoáng qua, triệu chứng của ôn bệnh không cố định.

+ Vệ, khí, dinh, huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau: Vệ và khí đều là khí cơ nhưng vệ chủ phần biểu, khí chủ phần lý. Dinh, huyết đều từ thức ăn uống của ngũ cốc mà hóa sinh ra nhưng dinh là tiền thân của huyết, là khí ỏ' trong huyết. Do đó vệ khí dinh huyết thể hiện sự nông sâu và sự chuyển biến qua lại của ôn bệnh.

2. Tam tiêu

Ngô Cúc Thông dựa vào các tạng phủ thuộctam tiêu để nghiên cứu diễn biến và tiến trìnhcủa ôn bệnh. Đặc biệt là quá trình khí hóa của Tam tiêu. Thực chất quá trình khí hóa là mối liên quan phối hợp với nhau về phương diện công năng vận hành khí cơ của các tạng phủ để duy trì mọi hoạt động sống bình thường trong cơ thể con người.

* Triệu chứng thượng tiêu:

+ Chủ yếu là triệu chứng bệnh ở hai kinh thủ thái âm phế và thủ quyết âm tâm bào. Ôn tà phạm vào phế có các triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, hơi khát, rêu lưỡi trắng mỏng, đầu và cạnh lưỡi đỏ, mạch phù sác.

+ Nếu biểu tà là thấp, lý tà là nhiệt uất ở phế có các triệu chứng: Sốt, có mồ hôi, khát, ho suyễn, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Ôn tà vào thủ quyết âm tâm bào có các triệu chứng: Mê man, nói nhảm hoặc nói ngọng, tay chân lạnh ngắt, lưỡi đỏ thẫm.

* Triệu chứng trung tiêu:

Chủ yếu là triệu chứng của ba kinh: Túc thái âm tỳ, Túc dương minh vị, Thủ dương minh đại trờng. Vị làm chủ táo, tỳ làm chủ thấp. Tà vào trung tiêu mà táo hóa. Do các triệu chứng lâm sàng của thấp ôn là không sợ lạnh mà sợ nóng, buổi chiều càng nặng, mặt và mắt đều đỏ, tiếng nói nặng và đục, thở mạnh, táo bón, đái rắt, rêu lưỡi vàng. Bệnh nặng thì rêu lưỡi xám đen, có sai là chứng thực nhiệt của trường vị ở dương minh. Tà vào trung tiêu mà thấp hóa gây sốt âm ỉ, ngực và trường vị tức, lợm giọng, buồn nôn, nặng mình, mỏi chân tay, rêu lưỡi nhớt, mạch hoãn là chứng thấp của thái âm tỳ không hoá.

* Triệu chứng hạ tiêu:

+ Chủ yếu là triệu chứng của bệnh ở hai kinh Túc thiếu âm thận và Túc quyết âm can. Tà nhiệt làm hao Thận âm gây sốt, mắt đỏ, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng và họng khô, tinh thần mỏi mệt, bực dọc mất ngủ, mạch hư. Nhiệt làm Thận âm khô, ảnh hưởng đến Can mộc nên lúc phong dấy lên thì chân tay run rẩy hoặc co giật, chân tay lạnh ngắt, tim đập mạnh.

+ Triệu chứng bệnh ở Thủ thái âm phế thường là thời kỳ đầu của bệnh ôn nhiệt, triệu chứng bệnh ở Túc dương minh vị thường là thời kỳ cực thịnh của ôn bệnh, ôn nhiệt. Triệu chúng bệnh ở Túc quyết âm can và Túc thiếu âm thận là thời kỳ cuối của bệnh ôn nhiệt bệnh từ Thủ thái âm phế truyền tà xuống trung tiêu là truyền thuận, truyền vào tâm bào là truyền nghịch. Bệnh ở trung tiêu không khỏi sẽ truyền đến can thận. Đó là tình hình diễn biến chung nhưng không cố định.

+ Trên lâm sàng vệ, khí, dinh, huyết và tam tiêu có liên hệ mật thiết với nhau.

III. Phép tắc cơ bản trị liệu ôn bệnh

Phép tắc cơ bản để điều trị ôn bệnh không ngoài bát pháp. Nhưng do đặc điểm của nguyên nhân gây ra ôn bệnh nên có những phương pháp chữa căn bản như sau:

1. Phép giải biểu

1.1. Ý nghĩa và tác dụng

- Phépgiải biểu thực tế là phép phát hãn dùng những vị thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, tổ hợp thành bài thuốc để mở tấu lý, cơ phu làm cho mồ hôi và ngoại tà ra khỏi cơ thể

- Do tà khí ôn nhiệt rất dễ hóa táo làm tổn hao âm dịch cho nên chỉ dùng tân lương giải biểu.

1.2 Vậndụng phép giải biểu

Vi tân giải biểu

* Thường dùng khi bệnh mới phát có các chứng biểu nhiệt nhẹ, ít ra mồ hôi, sợ lạnh, đau đầu, mạch phù, rêu lưỡi trắng trơn mỏng.

Bài thuốc: Thông sị thang.

Tân lương giải biểu

* Thường dùng cho ôn bệnh mới phát có các chúng biểu nhiệt nặng: sốt cao, sợ lạnh ít, không hoặc ít mồ hôi, khát nước, mạch phù sác, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi và rìa lưỡi đỏ.

Bài thuốc: Ngân kiều tán hoặc Tang cúc ẩm.

2. Phép thanh khí

2.1. Ý nghĩatác dụng

Phép thanh khí thuộc phạm vi phép thanh, dùng các vị thuốc cay hàn hoặc khổ hàn tổ hợp thành bài thuốc thanh tiết nhiệt tà ở khí phận có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, trừ phiền chỉ khát.

2.2. Vận dụng phép thanh khí

* Khinh thanh tuyên khí.

+ Dùng chữa ôn bệnh nhiệt tà mới vào khí phận chưa nặng lắm, có các chứng trạng nhiệt tà quấy ở ngực và cơ hoành, triệu chứng có nóng sốt nhưng buồn bực bứt rứt nằm ngồi không yên, rêu lưỡi hơi vàng, nước tiểu đỏ.

+ Bài thuốc: Chi tử sị thang.

* Tân hàn thanh khí.

+ Dùng chữa 4 đại: Đại nhiệt, đại hãn, đại khát, mạch hồng đại.

+ Bài thuốc: Bạch hổ thang.

* Khổ hàn thanh nhiệt:

+ Dùng chữa chứng nhiệt ở lý (Tà theo hỏa hóa) gây ra các chứng trạng: Miệng đắng, phiền khát, rêu lưỡi vàng, rìa hơi đỏ, nước tiểu đỏ.

+ Bài thuốc: Hoàng cầm thang.

* Cam hàn sinh tân:

+ Dùng chữa các trường hợp tà tại trung tiêu khí phận tân dịch hao tổn, miệng khát, lưỡi đỏ khô.

+ Bài thuốc: Ích vị thang.

3. Phép hòa giải

3.1. Ý nghĩa và tác dụng

Dùng các vị thuốc có tác dụng châm chước với một số tình huống bệnh (Triệu chứng) tổ hợp thành bài thuốc có tác dụng hòa giải biểu lý phân tiêu thượng hạ làm cho cơ thể người bệnh thăng bằng. Hoặc bệnh tà ở tại khí phận không truyền vào huyết phận mà lưu lại ở thiếu dương tam tiêu.

3.2. Vận dụng phép hòa giải

* Hòa giải thiếu dương:

+ Dùng chữa ngoại tà uất kết ở khí phận thiếu dương. Biểu hiện các triệu chứng nóng rét qua lại, ngực sườn đầy tức, đắng miệng, nôn, lợm giọng, rêu lưỡi vàng chất lưỡi đỏ, mạch huyền hoạt mà sác.

+ Bài thuốc: Cao cầm thanh đởm thang.

* Phân tiêu thượng hạ:

+ Dùng chữa chứng ôn nhiệt khi tà phối hợp đờm thấp cản trở ở khí phận tam tiêu. Biểu hiện chứng nóng lạnh, tức ngực, chướng bụng, rêu lưỡi dầy, nhớt.

+ Bài thuốc: Ôn đởm thang.

* Khai đạt mô nguyên:

+ Dùng chữa trường hợp ôn tà phục tại mô nguyên, nóng lạnh qua lại, ngực sườn đầy tức, rêu lưỡi trắng dầy.

+ Bài thuốc: Đạt nguyên âm.

4. Phép hóa thấp

4.1. Ý nghĩa và tác dụng

+ Dùng các vị thuốc có mùi thơm, ngát, nhạt, thấm hoặc ấm đắng, ráo, hợp thành bài thuốc có tác dụng hóa thấp tà chữa các trường hợp ôn bệnh nặng kèm thêm phế nặng về thấp.

+ Dùng hóa thấp dễ gây khô kiệt, hao tân dịch do vậy chỉ dùng khi có hiệp thấp.

4.2 Vận dụng phép hóa thấp

* Phương hương hóa trọc:

+ Dùng chữa chứng thấp phạm ở trung tiêu biểu hiện các chứng: Mình nóng, đổ mồ hôi, hơi sợ lạnh, tức ngực, bụng chướng, khát không muón uống, lợm giọng, buồn nôn, đại tiện phân sệt, nước tiểu ngắn, rêu lưỡi nhớt.

+ Bài thuốc: Hoắc hương chính khí tán.

* Tân khai khổ giáng:

+ Dùng chữa chứng thấp đang dần dần hóa nhiệt. Biểu hiện các chứng đầy tức thượng vị, đắng miệng, lợm giọng, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng trơn nhợt.

+ Bài thuốc: Tiểu hãm hung thang.

5. Phép thông hạ

5.1. Ý nghĩatác dụng

Dùng các vị thuốc có tác dụng thanh trừ nhiệt tà, khí độc tà, ôn bệnh kết tụ ở trường vị nên phải thông hạ.

5.2. Vận dụng phép thông hạ

* Khổ hàn tả hạ:

+ Dùng chữa chứng dương minh phủ thực. Biểu hiện: Sốt cơn, nói sảng, bụng đầy cứng đau, rêu lưỡi vàng khô. Mạch trầm thực.

+ Bài thuốc: Đại thừa khí thang.

* Đạo trệ thông tiện:

+ Dùng chữa ôn nhiệt uất kết có kiêm thấp tà tích trệ kết tụ ở trường vị. Biểu hiện các chứng: Ngực bụng đầy rắn, bụng đau, đại tiện táo hoặc ỉa lỏng, rêu lưỡi dầy nhớt. Mạch trầm hữu lực.

+ Bài thuốc: Chí thực đạo trệ

* Thông ứ phá kết:

+ Dùng chữa chứng súc huyết, bụng dưới đầy rắn, cự án, đại tiện táo kết, phát cuồng, mạch trầm thực hoặc do ứ nhiệt gây đau đầu mắt đỏ, miệng lợi răng sưng, lưỡi đỏ tím.

+ Bài thuốc: Đào hạnh thừa khí thang.

* Tăng dịch nhuận hạ:

+ Dùng chữa tân dịch khô kiệt mà táo kết. Mạch trầm.

+ Bài thuốc: Tăng dịch thang.

6. Phép thanh dinh

6.1. Ý nghĩa và tác dụng

Dùng các vị thuốc có tác dụng thanh lương thấu tiết để giải nhiệt tà tại dinh phận.

6.2. Vận dụng phép thanh dinh

* Thanh dinh tiết nhiệt:

+ Dùng chữa nhiệt tà đã vào dinh phận. Biểu hiện các triệu chứng: Chất lưỡi đỏ thẫm, buồn phiền vật vã, không ngủ được, nổi ban chẩn lờ mờ thậm chí hôn mê nói sảng.

+ Bài thuốc: Thanh dinh thang.

* Khí dinh lưỡng thanh:

+ Dùng chữa trường hợp nhiệt tà tại khí phận chưa hết mà nhiệt ở dinh phận đốt dữ. Biểu hiện triệu chứng: Sốt cao, khát nước, buồn phiền vật vã, phát ban chẩn, lưỡi đỏ tím, rêu lưỡi vàng. Mạch hồng đại.

+ Bài thuốc: Hóa ban thang.

7. Phép lương huyết

7.1. Ý nghĩa và tác dụng

Dùng những vị thuốc có tác dụng lương huyết thanh nhiệt giải độc, tán huyết để chữa ôn độc hoặc nhiệt độc ủng thịnh xâm nhập dinh phận.

7.2 Vận dụng phép lương huyết

* Lương huyết giải độc:

+ Dùng chữa bệnh ôn dịch, ôn độc, nhiệt độc dữ. Biểu hiện các chứng: Sốt cao khát nước, buồn phiền vật vã, hôn mê, nói sảng, hoặc ban chẩn sắc tím bầm, hầu họng lở loét, mùi hôi; đầu, mắt sưng đau.

+ Bài thuốc: Thanh ôn bại độc ẩm.

* Lương huyết tán huyết:

+ Dùng chữa ôn nhiệt vào huyết phận. Biểu hiện các triệu chứng: Ban chẩn đỏ, nôn ra máu, đổ máu mũi, vật vã, phát cuồng, lưỡi đỏ sẫm.

+ Bài thuốc: Tê giác địa hoàng thang.

8. Phép khai khiếu

8.1. Ý nghĩa và tác dụng

Dùng các vị thuốc có tác dụng thơm mát thông kinh làm thanh thấu nhiệt tà, khai thông sự che lấp tâm bào, làm tỉnh lại trong các trường hợp hôn mê.

8.2. Vận dụng phép khai khiếu

* Thanh tân khai khiếu:

+ Dùng chữa nhiệt tà quá thịnh, xâm phạm đến tâm bào, hôn mê, lưỡi rụt, toàn thân lạnh ngắt, bất tỉnh nhân sự.

+ Bài thuốc: An cung ngưu hoàng hoàn.

* Quát đâm khai khiếu:

+ Dùng chữa chứng uế trọc che lấp thanh khiếu, hôn mê, bất tỉnh nhân sự, sùi bọt mép, rêu lưỡi nhợt, mạch hoạt sác.

+ Bài thuốc: Xương bồ uất kim thang.

9. Phép tức phong

9.1. Ý nghĩa và tác dụng

Dùng những vị thuốc có tác dụng lương can tiềm dương hoặc tư âm tiềm dương mục đích bình can trấn phong nguyên nhân do ôn bệnh nhiệt tà sinh phong.

9.2. Vận dụng phép tức phong

* Lương can tức phong:

+ Dùng chữa các chứng do sốt cao gây hôn mê co giật, mạch huyền sác.

+ Bài thuốc: Linh dương câu đằng thang.

* Tư âm tức phong:

+ Dùng chữa các trường hợp chân âm muốn kiệt hư dương quấy động, thủy không dưỡng mộc mà nội phong động ở bên trong biểu hiện các triệu chứng: Tinh thẩn mệt mỏi, thở yếu, chân tay máy động.

+ Bài thuốc: Đại định phong châu.

10. Phép phuc nguyên (Tư âm)

10.1. Ý nghĩa và tác dụng

Tư âm có tác dụng tư dưỡng âm dịch bổ thủy chế hoả, điều hòa âm dương, phục hồi lại nguyên khí đã hao tổn. Là một phép điều trị quan trọng đối với ôn bệnh ở thời kỳ cuối.

10.2. Vậndụng phép phụcnguyên

* Tư âm nhuận táo:

+ Dùng sau khi nhiệt tà đã giải mà tân dịch hao mất nhiều, biểu hiện các triệu chứng: cổ khô, họng ráo, lưỡi khô không ướt hoặc đại tiện táo kết.

+ Bài thuốc: Tăng dịch thang.

* Hàm hàn tăng dịch:

+ Dùng chữa nhiệt tà vào trong hạ tiêu đốt hao tân dịch, biểu hiện các triệu chứng: Mình nóng, mặt đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, cổ họng khô ráo, lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác.

+ Bài thuốc: Gia giảm phục mạch thang.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.