Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 10/07/2006 23:23 (GMT+7)

Bác sĩ Trần Hữu Ngoạn: Một đời hiến mình cho khoa học

Tình nguyện làm người “hủi”

Tôi trở lại ngõ 81 đường Lạc Long Quân, Hà Nội, bác sĩ Trần Hữu Ngoạn, ở tuổi 72, đã yếu lắm rồi. Bà Yến, vợ ông vẫn mặn mà nhớ vị khách năm xưa. Bởi chồng bà là người sống khép mình, năm thì mười hoạ mới có bạn đến chơi. Còn bệnh nhân phong (hủi, cùi) thì bao giờ cũng chạy trốn vị thầy thuốc đã chữa khỏi bệnh cho mình. Lý do đơn giản là: ở Việt Nam, dẫu sao thì cái tiếng hủi vẫn xem là vết nhơ ba đời không cọ sạch trong sự kỳ thị của miệng lưỡi thế gian. Họ không muốn gặp lại cái con người biết rất rõ họ đã bị bệnh phong.

Sinh năm 1934, suốt nửa thế kỷ cống hiến mong vớt vát lại chút vui sống cuối cùng của những bệnh nhân phong, giờ đây, trí nhớ suy giảm, nói chậm đi chậm, bước chân của ông lặng lẽ dò dẫm bước ra bàn trà. Ông bảo: “Nhận thức có chiều “lắng nghe và thấu hiểu” đối với bệnh nhân phong mà xã hội tạm có được hôm nay là kết quả của gần nửa thế kỷ phấn đấu quyết liệt của chúng tôi. Nghĩa là hồi đó bệnh phong khủng khiếp lắm, tối rất muốn có sức khoẻ, có thời gian mà sau này viết một cái hồi ký đầy nước mắt về sự tận khổ của bệnh nhân phong hồi bấy giờ. Người bệnh phong bị lùa đuổi vào rừng, bị xua đi khỏi làng. Tôi là nhân chứng sống trong vụ một người con gái đã ném bà mẹ bị hủi của mình xuống sông Hồng, đoạn chỗ ngã ba Bạch Hạc. Cô ấy là người Vĩnh tường, Vĩnh Phúc bây giờ. Bà mẹ hủi nằm trong nhà khiến cho cô con gái phải ế chồng, không ngóc đầu lên được trước sự ghẻ lạnh, ghê sợ của dân làng, thế là cô đi ném bỏ mẹ. Anh đã đọc hay nghe ở đâu người ta gọi một người nào đó là ông hay bà hủi chưa? Rặt chỉ có thằng hủi và con hủi thôi. Anh không hình dung được đâu, đến năm 1962, tôi vào trại phong Quỳnh Lập (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) công tác. Trước khi vào khám bệnh phát thuốc, bác sĩ, y tá phải thay toàn bộ quần áo, giày dép, bít tất, ví tiền, mũ mãng rap; mặc đồ “đặc chủng” chống vi khuẩn Hansen vào. Xong việc, họ phải lội qua một bể nước òng ọc hóa chất để tẩy trùng, bao nhiêu tư trang hành lý kẻ cả tiền và ví; cả giày và bít tất đều phải hấp trong nhiệt độ cao.

Độ ấy, tại “xứ hủi Phú Bình” (Thái Nguyên), người nhà đi thăm bệnh nhân phong không được vào tận nơi. Người ta trò chuyện với nhau qua những lần cửa kính. Bóng bệnh nhân và người thân của họ cùng loà nhoà chập chờn như ma. Họ nhấm nháy, vung tay vung chân làm hiệu như những người câm. Với tôi, hình ảnh ấy thật ghê rợn!”.

Ngay cả cán bộ ngành y, nhiều người còn khiếp đảm sự lở loét của bệnh phong. Thế là ông quyết định tiêm vi khuẩn Hansen vào người, Trong chuyến công tác tại trại phong ở Nha Trang, ông đã nhờ cán bộ của Viện Paster Nha Trang lấy vi khuẩn cấy vào người. Để mọi người yên tâm, ông Ngoạn còn nhỏ thêm vài giọt “vi khuẩn Hansen” ấy vào mũi và…. miệng mình.

Kẻ sĩ hành đạo

Kết quả, ông không hề bị lây bệnh. Ông đã “mở mắt” cho những người mù quáng trong khối kỳ thị nhẫn tâm đối với người bệnh phong.

Ông đã lặng lẽ xả thân vì những người bạn phong cùi. Hơn bảy mươi tuổi, ông lẫm chẫm tìm trên hộc tủ cái carvidit viết như sau: “BS Trần Hữu Ngoạn - chuyên gia bệnh phong, bạn người phong cùi. ĐT: 04.8363783. Giúp đỡ những người mắc bệnh phong, người cơ cực và gia đình họ, không phân biệt dân tộc, tôn giáo”.

Hai mươi sáu tuổi bước vào thế giới của những người bệnh phong, ông Ngoạn thường xuyên phải giấu kín hành tung của mình. Cô người yêu (bây giờ là vợ ông, bà Yến) cũng đã từng khiếp đảm khi biết công việc của người yêu. Bố vợ tương lai cực lực công kích: “Mày bảo nó bỏ cái nghề ấy đi”. Cô con gái chưa kịp nói gì, chàng bác sĩ trẻ đã ghé tai người yêu: “Em ủng hộ anh nhé. Phải biết thương lấy hàng nghìn mảnh đời không chỗ bấu víu ấy”. Rồi ông đi vào Quỳnh Lập sống với người hủi cả mấy chục năm. Ông đi đến lúc hưu mới về!

Tất nhiên cái được của kẻ hành đạo như ông thì chỉ ông và những bệnh nhân phong biết rõ hơn cả. Song, có lẽ ít có ông bác sĩ nào tận tâm như ông, cũng ít có ông bác sĩ nào bị các bệnh nhân cố tình “ruồng rẫy” như ông. Ông là một người cô độc, bởi ông đã đi trên con đường quá hẹp, con đường mà ai cũng cố tình lánh xa. Bà Yến thở dài: “Nửa thế kỷ, ông ấy chữa cho không biết bao nhiêu người hủi. Nhưng chỉ có duy nhất một người sau khi khỏi bệnh là quay lại và dám nhận mình là bệnh nhân phong. Đó là ông Nguyễn Đức Thìn, Anh hùng lao động, “ông từ Đền Đô”. Ông Thìn chữa bệnh chỗ ông Ngoạn mất tới 5-6 năm trời mới khỏi.

Bà Yến bảo: “Các bệnh nhân cứ âm thầm theo dõi ân nhân đời mình mà tuyệt không bao giờ dám đến thăm nhà. Người không hiểu thì lại nghĩ rằng họ ăn cháo đá bát, nhưng kỳ tình khổ lắm cháu ạ, có ai muốn thế đâu. Họ tự kỷ ám thị, và họ sợ cả ông nhà. Cháu tính thế này có đau không chứ: Một anh còn trẻ, ông nhà tôi thức đêm thức hôm đau đầu nhức óc chữa bệnh cho anh ta. Lúc khỏi bệnh, anh ta về và tuyên truyền là thực ra anh ta có bị hủi đâu, ông Ngoạn ông ấy phán bậy và chữa xằng để cho anh bị tiếng oan phong cùi đấy chứ.

Trong những lúc đau yếu thế này, ông Ngoạn hay nhớ về một ông đại tá người ở phố Lò Đúc bỗng nhiên bị hủi. Ông ấy vào trại sống cuộc đời lủi thủi, năm thì mười hoạ ông về thăm nhà, ông xuống ga tàu hoả, bịt kín mặt, bảo con cháu mở cửa ông lén đi cửa sau về nhà mình, hà hít con cháu một tí rồi lại bịt mặt lên tàu đi khỏi Hà Nội khi trời chưa kịp sáng. Không hiểu sao cái người đàn ông bịt mặt chạy trốn về căn nhà của mình và những bóng người loà nhoà sau khung cửa kính khi đến thăm người thân ở trại phong Phú Bình độ này cứ nhập nhèm nhập nhèm hiện về trong ông, thật kỳ lạ…

Tôi kính trọng tinh thần hiệp nghĩa, xả thân vì người bệnh của bác sĩ, nhà khoa học Trần Hữu Ngoạn.

Nguồn: KH & ĐS, số 21 (1843), 13/3/2006, tr 3

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.