Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/03/2005 22:25 (GMT+7)

Bác Hồ tin dùng trí thức

Bốn lần cải tổ chính phủ


Luật sư Phan Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim, sau cách mạng tháng Tám được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, rồi Bộ trưởng Ngoại thương mà không phải đảng viên công sản. Giáo sư Stein Tonnesson đã tìm gặp ông năm 1989. Ông Phan trả lời người bạn Na Uy: Điều mấu chốt là Hồ Chí Minh áp dụng chính sách tín nhiệm đối với trí thức. Ông xác nhận tư liệu ban có trong tay: vẻn vẹn hơn một năm trời đã có tới bốn lần thay đổi trong Chính phủ.


Lần đầu
, từ Uỷ ban Dân tốc giải phóng do Quốc dân Đại hội ở Tân Trào cử ra ngày 25/8/1945 về Hà Nội mở rộng thành phần mang tên Chính phủ Lâm thời ra mắt ngày 2/9, có 15 Bộ trưởng thì có 9 Bộ trưởng thuộc tầng lớp gọi là trí thức tiểu tư sản.


Lần hai
, 20 vạn quân lính Tàu Tưởng vượt biên giới vào Việt Nam theo Quyết định của Hội nghị Potsdam(7/1945) để giải giáp quân đội Nhật. Chúng kéo cả vợ con nhếch nhác, cả các tổ chức đảng phái phản động để chống phá cách mạng nước ta với mục tiêu trước mắt:"Diệt cộng, cầm Hồ". Rủi cho chúng, Việt Nam đã có chủ, Chính phủ cụ Hồ ra mắt và tuyên bố độc lập trước thế giới ngày 2/9 rồi. Tuy nhiên, lúc ấy cả năm "xứ" Đông Dương mới có chừng 5000 đảng viên, Hà Nội có khoảng 50 chiến sĩ cộng sản. Trông xa, Liên Xô chưa tỏ thái độ gì, hẳn còn "chờ xem". Mỹ ý chừng nghiêng về phía Pháp sau khi Truma làm tổng thống thay Roosevelt. Anh rõ là kẻ địch, Tàu quá bất hảo rồi! Trong tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc" ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ rõ bản lĩnh "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của mình. Thực tài tình và bất ngờ khi Người mời thủ lĩnh Việt Cách (Việt Nam cách mạng đồng minh) Nguyễn Hải Thần chuyên nghề xem bói bốc thuộc bên Vân Nam vào ghế Phó Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Lâm thời ngày 1/1/1946.


Lần ba
, để "danh chính ngôn thuận" khẳng định chủ quyền độc lập, trong muôn vàn khó khăn, lần đầu tiên ở nước ta tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 6/1/1946. Thực hiện sách lược "Tạm hòa với Tưởng" Hồ Chủ tịch đề nghị Quốc hội dành cho tổ chức Việt Quốc (Việt Nam quốc dân đảng) và Việt cách 70 ghế, chấp nhận 2 ghế quan trọng giao cho người không đảng phải - Bộ Nội vụ do cụ Huỳnh Phúc Kháng giữ chức Bộ trưởng (Bác đã tính trước, mời cụ từ Quảng Ngãi ra Hà Nội); Bộ quốc phòng do ông Phan Anh giữ chức Bộ trưởng. Cựu hoàng Bảo Đại được mời giữ chức cố vấn tối cao. Mặc dù sau đó một số thành viên Chính phủ đã tự đào thải mình, chạy theo quân Tàu Tưởng về nước như "Phó Chủ tịch" Nguyễn Hải Thần, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Tường Tam …


Trong khi đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã được chính Hồ Chủ tịch tin cẩn giao cho trọng trách thay mặt mình điều hành Chính phủ khi Người sang Pháp dự hội nghị hòa đàm với Pháp. Trong thời gian này, cụ Huỳnh đã thẳng tay trừng trị bọn phản động Quốc dân đảng khi chúng ra mặt chống phá cách mạng.


Lần bốn, ngày 3/11/1946 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 1, Bác Hồ tuyên bố thành phần chính phủ đoàn kết toàn dân, tập hợp nhân tài, không phân biệt đảng phái, đó là Chính phủ liên hiệp quốc dân. Các nhân sĩ trí thức được giữ trọng trách trong Chính phủ gồm các bộ: Nội vụ - Huỳnh Thúc Kháng, Giáo dục - Nguyễn Văn Huyên, Giao thông công chính - Trần Đăng Khoa, Y tế - Hoàng Tích Trí, Tư pháp - Vũ Đình Hòe, Canh nông - Ngô Tấn Nhơn, Cứu tế - Chu Bá Phượng (người duy nhất còn lại của Việt quốc). Nguyễn Văn Tố và Bồ Xuân Luật - Bộ trưởng nhưng không nắm Bộ nào. Hầu hết những người được "chọn mặt gửi vàng" sau này đều xứng đáng với sự tin cậy của Bác.


Dự thảo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 của Đảng giải thích rằng, sở dĩ có một số người tham gia tổ chức thân Nhất là do họ quá chán ghét giặc Pháp, muốn đổi mới nền chính trị ở Đông Dương, hoặc bị lừa gạt … chứ không phải họ ham mến gì Nhất, càng không phải họ tán thành hành động dã man của Nhật … có thể nêu trường hợp tiêu biểu: Khâm sai đại thần Phan Kế Toại ngày 13/8 gặp đại diện Việt minh Nguyễn Khang vẫn còn cố khuyên "các ngài Việt minh" nên hiểu thời thế tham gia "chính phủ lâm thời" Trần Trọng Kim để "xin Nhật trao trả độc lập". Sáng 17/8 vị đại thần còn chủ trì cuộc họp Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ ở Hội khai trí tiến đức, tới chiều thấy khí thế cách mạng của quần chúng qua cuộc biểu tình do chính ông chủ trương tổ chức để chống phá Việt minh khởi nghĩa … thì đến tối, ông đã lánh về quê Sơn Tây, Sau này, ông vấn được mời ra giữ chức Phó Thủ tướng chính thể mới, trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao của dân tộc cho đến ngày thẳng lợi.


Nhân chuyến sang Pháp làm thượng khách (từ 31/5/1946) khá đông trí thức Việt Kiều xin về nước phục vụ quê huơng, Bác Hồ cảm ơn, nhận cả, nhưng nước nhà chưa đủ "đất dụng võ", Người mới chỉ nhận một số vị cần gấp cho cuộc kháng chiến sắp tới như kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã học được nhiều bí mật về chế tạo vũ khí của Đức, bác sĩ Trần Hữu Tước có bàn tay vàng…


Đầu năm 1965 nhân kỷ niệm Đảng tròn 35 tuổi, Trung ương mở đợt kết nạp đảng viên mới. Cũng như nhiều trường hợp trí thức tên tuổi khác, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên được Đảng đoàn của Bộ làm thủ tục chuẩn bị kết nạp. Nhưng Bác nhận thấy việc đó không cần thiết. Với tư cách là trí thức lớn, có uy tín là nguời ngoài Đảng, hay "người Cộng sản ngoài Đảng" (như cách nói của Lỗ Tấn) có lợi cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân hơn. Bởi như ý Bác thường nhắc nhở bài học vỡ lòng của Mác: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Với tậm nhìn xa trông rộng, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết khi ra ứng cử ngày 6/1/1946 chính Bác cũng tự khai thuộc đảng... Quốc gia, ấy là tài "ứng vạn biến" của Bác vậy.

Còn nữa, một "dĩ bất biến" Hồ Chí Minh


Sau Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9, ngày 3/9 Chính phủ họp để cụ thể hóa chương trình hành động 6 điểm. Nhiệm vụ hàng đầu diệt giặc đói, giắc dốt, giặc ngoại xâm.


Tháng 10/1946, nói chuyện với đông đảo giới trí thức cả nước, Bác nhắc lại: đói, đốt còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Đói không đánh được giặc ngoại xâm. Đói không đánh được giặc. Dốt thì mất nước. Kiến thiết nước nhà cho dân giầu nước mạnh càng rất cần trí thức …


Lại, trước đó hơn 1 năm, ngày 13/9/1945, Bác Hồ ký sắc lệnh số 33D/SL phóng thích tội nhân bị kết án trước ngày 19/8/1945, trong đó có Ngô Đình Diệm. Ông Bùi Lâm, người từng gần gũi Bác bên Pari chất vấn Bác:


- Anh thả Diệm nguy hiểm quá! Nó mà bắt được anh thì…


Bác vỗ vai ông ban, mời ngồi ghế rồi thân tình giải thích: Tính nóng nảy của anh mới giảm được một nửa. Nhớ rằng cách mạng của ta là cách mạng vì nước, vì dân. Đoàn kết dân tộc, Tổ quốc độc lập trên hết. Không bới chuyện cũ để làm án mới … Bác còn phàn nàn còn chưa kịp mời cụ Phạm Quỳnh ra cùng gánh vác việc nước.


Sau đó, Bác cử ông Vũ Đình Huỳnh với Ba Ngọ và hai nữ cán bộ từng bị Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định bắt giam, tra tấn, về tận nhà "tên tay sai khét tiếng" gian ác trao danh thiếp của Bác mời ông ta làm việc. Ông Vũ thắc mắc lắm. Bác bảo: Có "tiếng khét" chắc cũng còn có cả "tiếng thơm" chứ? Phải khai thác, sử dụng các tiếng thơm ấy vì sự nghiệp chung. Cụ ấy đang còn có một miền nhân tâm xứ Lạng. Còn có con rể danh tiếng như ông Nguyễn Văn Huyên, ông Hồ Đắc Di và cháu rể là Tôn Thất Tùng cùng đàn con cháu đang hăng hái tham gia việc nước.


Thế đấy, nhân nghĩa cũng là một "dĩ bất biến" Hồ Chí Minh, trong nội hàm có chính sách nhìn nhận trọng dụng trí thức, trước sau như một. Chứ không thì làm sao một tổ chức toàn thế giới … “siêu trí thức" thời nay như UNESCO lại có thể dễ dàng tôn vinh Hồ Chí Minh - Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta là vị anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá kiệt xuất thế giới!


Nguồn: Khoa học&Kỹ thuật Thái Bình, Quý I/2003

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.