Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/03/2005 23:33 (GMT+7)

Bác Hồ học làm báo

Vào cuối năm 1917, khi trở lại hoạt động ở Pháp, lúc đó Bác chưa đủ vốn tiếng Pháp để viết báo. Với tinh thần quyết tâm, Bác đã tự học tiếng và tự học làm báo. Những ngày đầu thật vất vả. Longuet,cháu ngoại của Các Mác làm việc trong tờ "Sinh hoạt công nhân" bảo bác: "Có tài liệu gì, anh cứ viết tôi đăng cho". Bác bảo: "Tài liệu thì có, chỉ tội không viết được". Longuet nói: "Anh cứ viết badòng, năm dòng cũng được. Có thế nào viết thế ấy, nếu có viết sai thì tôi sửa cho"... Thế là từ ấy, Bác tập viết. Viết ba bốn dòng rồi chép thành hai miếng, một gửi cho báo, một giữ lại. Lần đầu tiênbài được đăng, Bác vui lắm. Bác đem bài báo được đăng ra so với miếng giữ lại, xem họ sửa chữa thế nào. Một thời gian sau, Longuet bảo Bác: "Anh viết được ba dòng rồi, giờ kéo dài ra". Bác cố gắngkéo dài cho đến khi được 10 dòng, rồi một cột và hơn một cột... Sau đó Longuet lại nói: "Bây giờ, anh nên làm cách khác, rút ngắn lại, trước kéo dài được thì giờ rút ngắn lại, viết cho thật chặt, xemđi xem lại, những cái gì lôi thôi dài dòng không cần thiết thì bỏ đi...". Bác cũng làm theo. Sau đó ít lâu, Longuet bảo: "Được rồi đấy, viết dài được, viết ngắn được. Bây giờ có vấn đề viết dài, ngắnlà tuỳ anh..."

Vì mục đích chính trị, Bác kiên nhẫn học viết báo, không quản ngại. Từ những bài, tin có chủ đề nhỏ, Bác đã viếtthành những bài có chủ đề lớn. Những bài viết của Bác đăng trên các báo "phái tả" là những báo quỹ không nhiều nên chẳng có nhuận bút. Vì thế ban ngày Bác đi làm, tối tham gia mít tinh, đêm lại ngồicặm cụi viết . Trong thời gian viết bài, cơ quan ngôn luận Đảng xã hội Pháp đăng bài báo đầu tiên của Bác là bản yêu sách dân tộc Việt Nam dưới đầu đề "Quyền các dân tộc". Trong bài báo này, với 8điểm yêu sách nổi tiếng, Bác đã đấu tranh đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam, trong đó có quyền tự do báo chí và tự do tư tưởng...

    
Sau đó, hàng loạt tờ báo khác do Bác tham gia sáng lập như từ "Le Paria" (Người cùng khổ). Cuối năm 1924, Bác liên lạc với phong trào cách mạng trong nước, mở trường huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ và sáng lập "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội". Năm 1925, Bác sáng lập báo "Thanh niên" và số đầu tiên ra ngày 21/6. Sau này, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy ngày đó là Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Tháng 12/1926, Bác sáng lập ra báo Công Nông dành cho công nhân và nông dân nước ta. Tháng 2/1927, tờ báo "Lính Kách Mệnh" - tiền thân của báo "Quân đội nhân dân" ngày nay cũng do Bác sáng lập ra cùng nhiều tờ báo khác... Đến ngày 11/3/1951, báo Nhân dân ra đời do ý tưởng của Người. Tính đến năm 1969, trước khi đi xa, Bác đã viết cho báo Nhân dân 1.205 bài báo với 23 bút danh.

    
Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là một nhà báo vô sản vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại.

Nguồn : Thu Thuỷ, Giáo dục&Thời đại ngày 14/6/2003

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.