Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/08/2014 16:03 (GMT+7)

45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sáng mãi tầm nhìn thời đại và vẹn nguyên giá trị

  Qua bốn mươi lăm năm học tập và làm theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2014), mỗi chúng ta đều thấm nhuần tư tưởng cao cả của Người. Trong bản di chúc, đối tượng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến đầu tiên chính là con người, là mọi tầng lớp nhân dân và cả loài người. Người khẳng định: “Đầu tiên là công việc đối với con người” và “Dễ ngàn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, Bác tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân. Theo Người, nhân dân chính là động lực của cách mạng, là mục tiêu, là đối tượng phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, bởi thế phải luôn chăm lo đến lợi ích của con người và “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Đối với nhân dân lao động, Bác viết: “Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”.

Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân ta đã đổ bao nhiêu xương máu để giành độc lập tự do. Đây cũng là lý do mà trong di chúc, Bác đã ân cần căn dặn những việc mà Đảng và Nhà nước cần phải làm đối với thương binh, liệt sỹ và cha mẹ, vợ con của họ, đối với những chiến sĩ trẻ tuổi trong lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong, đối với nông dân, phụ nữ… nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Người viết: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh và liệt sĩ mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ có công việc làm thích đáng, quyết không để họ đói rét”. Sự quan tâm của Người thể hiện rõ tình thương yêu bao la đối với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng căn dặn Đảng ta phải tiếp tục thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người đánh giá cao công lao của phụ nữ trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và căn dặn Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo.

Đối với nông dân là những người đã góp sức người, sức của cho công cuộc chống Mỹ cứu nước, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, Người đề nghị Chính phủ “miễn thuế nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”…

Cùng với tư tưởng cao cả hướng đến con người, các tầng lớp nhân dân thì khi nói nói về Đảng, lời dặn đầu tiên của Người là: Vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Người viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ” mà “Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Đoàn kết là một nội dung tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người khẳng định, Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta và của dân tộc ta. Người tâm huyết dặn dò: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

“Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình”. Theo Người, đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dặn: “Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ thanh niên, lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng. Người viết: Những người trẻ tuổi tham gia bộ đội, thanh niên xung phong là những người đã được rèn luyện trong chiến đấu, có lòng dũng cảm và tương lai của họ còn dài. Người căn dặn Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cử họ đi học thêm các ngành, các nghề, đào tạo họ thành những người có chuyên môn giỏi, có tư tưởng tốt và lập trường vững chắc. Người cho rằng, họ sẽ là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Người còn nhấn mạnh: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Và trong di chúc, khi biết trước là không còn lâu nữa mình sẽ đi về với “thế giới người hiền”, Người dặn dò: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ tiền bạc của nhân dân”.

Cuối cùng Người viết: “Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.

Và cũng đã 45 năm Bác đã đi xa, nhưng những tư tưởng lớn, những phẩm chất đạo đức trong sáng tuyệt vời và chủ nghĩa nhân văn cộng sản toả sáng của Người mãi mãi là nguồn sức mạnh tinh thần dẫn dắt toàn Đảng, toàn Quân, toàn dân ta trên con đường xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng vững mạnh, giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.