Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 30/01/2007 16:32 (GMT+7)

4 độc chiêu danh tiếng của đất Trung Hoa, liên quan “Tứ đại mỹ nhân”

Món gà Quý Phi

Nguồn gốc "món gà Quý phi" bắt nguồn từ sự tích sau: Vào một hôm, Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ăn tiệc, uống rượu, xem hát. Khi rượu vào say khướt, Quý Phi nhã hứng, nũng nịu với vua Đường: "Thiếp muốn bay lên trời". Đường Minh Hoàng lại nghe lầm là nàng đòi ăn món "bay lên trời", nên truyền lệnh cho đầu bếp làm món mà Quý Phi ưa thích. Các đầu bếp hoàng gia được triệu tập. Có người nguyên quán ở Tô Châu rất giỏi nghề bếp, đưa đề nghị: "Thịt cánh gà rất ngon, đem chế biến món "Bay lên trời" chắc sẽ vui lòng Quý Phi". Nói xong, ông cho bắt mấy con gà tơ, chặt lấy cánh hầm với măng non, ớt xanh, nấm hương và một số rau gia vị hỗn hợp… thành món "Bay lên trời". Thái giám dọn ra, Quý Phi nhìn thấy món lạ. Đường Minh Hoàng nếm trước, khen ngon. Quý Phi nếm sau, bình phẩm "Món này màu sắc tươi đẹp, thịt mềm, thơm lừng, giống như thiếp" và đề nghị đặt tên là món "Gà Quý Phi".

Từ đó, ở cung đình, có thêm món mới "Gà Quý Phi" trong thực đơn.

Khi đầu bếp người Tô Châu về hưu, đem món "Gà Quý Phi" phổ biến ngoài nhân dân lưu truyền vùng Tô Châu đến ngày nay.

Món lưỡi Tây Thi

Tây Thi là gái nước Việt, nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc, làm say đắm vua là Ngô Phù Sai dẫn đến mất nước. Vua nước Việt là Câu Tiễn dùng Tây Thi làm "mỹ nhân kế" để thám thính nước Ngô. Khi dẹp xong, vợ Câu Tiễn sai người đeo đá vào người Tây Thi, ném xuống biển. Sau cái chết oan khuất đó, xuất hiện loài hến lạ tựa lưỡi người, dân địa phương được Tây Thi báo mộng là hoá kiếp hến nên gọi loài hến đó là "Lưỡi Tây Thi". Loài hến này có vỏ cứng, thịt mềm mại, béo ngọt dùng để nấu canh, xào, luộc cuốn bánh tráng rất hấp dẫn. Độc đáo nhất món hến "Lưỡi Tây Thi" xào trở thành món hảo hạng vùng Phúc Kiến. Khi vua Đường Huyền Tông kinh lý vùng Lão Sơn, thưởng thức được món canh hến "Lưỡi Tây Thi", ông khen ngon, lạ, ban cho mỹ danh "Thiên hạ đệ nhất tiên" (tươi ngon nhất thiên hạ).

Món vịt Chiêu Quân

Chiêu Quân họ Vương, người nước Sở, tài sắc vẹn toàn, là minh phi của Hán Nguyên Đế. Về sau. Hán Nguyên Đế không sủng ái do hoạ gia Diên Thọ điểm nốt ruồi dưới mắt nên đem nàng cống cho giặc Hồ. Chiêu Quân bình thường chỉ quen món vịt ninh, nấu canh miến trộn bột lọc sợi. Từ đó, nhiều người bắt chước dùng miến, bột lọc sợi và vịt ninh béo, nêm gia vị nấu thành món ăn đặc biệt mang mỹ từ món "Vịt Chiêu Quân" được phổ biến rộng rãi, truyền đến bây giờ.

Món đậu hũ Điêu Thuyền

"Đậu hũ Điêu Thuyền" là món canh dùng nguyên liệu chính là cá chạch nấu với đậu hũ. Đọc sử Trung Quốc, thời Tam Quốc chắc nhiều người còn nhớ Điêu Thuyền là nghĩa tử của Vương Sung dùng "kế mỹ nhân", lập mưu đưa con gái nuôi Điêu Thuyền gả cho Đổng Trác, nhằm gây mối bất hoà giữa Lã Bố và Đổng Trác, tạo cớ cho cha con vì nữ sắc mà tranh giành đấu đá nhau, cuối cùng phải chịu chết. Nhiều người cho rằng cá chạch biểu trưng cho sự lươn lẹo, xảo quyệt của Đổng Trác. Khi cho cá chạch và đậu hủ vào nồi nấu, cá chạch bị nóng nên rút vào trong đậu hủ để tránh nóng, nhưng vẫn phải chết. Do vậy, người ta đem so sánh Vương Sung dùng nữ sắc Điêu Thuyền để rồi cũng phải chết. Món ăn "Đậu hủ Điêu Thuyền" mùi vị tươi, ngon, nước thơm đậm đà. Cá, đậu hủ, nước canh đều thơm lừng gây cảm giác thích thú, nhìn vào "lưỡi phát đổ mồ hôi". Ngoài món "Đậu hũ Điêu Thuyền", còn món "Bánh trôi Điêu Thuyền". Trong nhân bánh trôi, có gừng, và ớt xanh. Vương Sung làm bánh trôi, cho thêm ớt và gừng tươi thật nhiều vào nhân bánh, sau đó, mời Đổng Trác ăn. Ăn xong, đầu Đổng Trác nóng bừng, mồ hôi vã ra như tắm, cảm thấy choáng vàng nên bị Lã Bố thừa cơ giết chết để chiếm lấy Điêu Thuyền.

"Bốn độc chiêu" danh tiếng qua chuyện Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc với bề dày lịch sử lâu đời, xin ghi chép ra đây để cùng nhau thưởng thức cho vui.

Nguồn: hoidantochoc.org.vn (12/01/07)

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.