Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 24/12/2010 21:27 (GMT+7)

10 bí ẩn lớn nhất trong khoa học

1. Vũ trụ bắt đầu như thế nào?

Trả lời được câu hỏi này thì nhiều bí ẩn khác sẽ được làm sáng tỏ. Đã từng có giả thuyết rằng vũ trụ khởi đầu bằng vụ nổ Big Bang 13,7 tỷ năm trước đây, rồi dần dần từ nhỏ bé vũ trụ bắt đầu trở nên khổng lồ như ngày hôm nay. Vấn đề là, đấy mới chỉ là dự đoán, chứ sự thật thì không thể kiểm chứng.

2. Người hành tinh khác có tồn tại không?

Sự sống có ở khắp nơi. Ít nhất là trên hành tinh này. Do đó, có thể giả định là sự sống cũng có ở trong vũ trụ. Nhưng cho tới nay, chúng ta mới chỉ khám phá được trái đất này, do đó vũ trụ ngoài kia vẫn là bí ẩn.

Có thể có những hành tinh khác cũng có sự sống. "Nhân loại đã phát minh ra nhiều nền văn minh khoa học và công nghệ trong vòng 200 năm qua, mà trái đất có tuổi thọ khoảng 4,5 tỷ năm, vậy chúng ta có thể cho rằng có những nền văn minh khác có tuổi đời hàng triệu thậm chí là hàng tỷ năm ở ngoài vũ trụ mênh mông kia”, ông Frank Wilczek, nhà Vật lý học từng đoạt giải Nobel nói.

3. Có Lý thuyết của vạn vật không?

Các nhà vật lý học có một “mô hình chuẩn” khi phân tích vũ trụ thành các phân tử để mô tả mọi vật từ hiện tượng từ tới các nguyên tử cấu thành và nó duy trì sự ổn định như thế nào. Mô hình chuẩn coi các phân tử là những điểm vô cùng nhỏ, một số điểm có những năng lượng cơ bản.

Có 2 vấn đề với mô hình chuẩn là: Nó không giải đáp được vấn đề trọng lực và nó không đúng với các nguồn năng lượng cao.

4. Cái gì tạo nên trọng lực?

Nếu bạn nghĩ Newton đã chứng minh được vấn đề này thì bạn đã nghĩ sai rồi. Trọng lực là lực yếu nhất trong vũ trụ và mô hình vật lý chuẩn không giải thích được nó vận hành thế nào. Nhiều nhà khoa học cho rằng nó liên quan tới các phân tử nhỏ bé, nhỏ tới mức vô hình được gọi là các hạt graviton tạo nên các trường lực hút.

5. Phần còn lại của vũ trụ ở đâu?

Thật là khó khi cố tìm hiểu về một vật mà nó không có ngay trước mặt. "Tôi gọi là nó là phần tối của vũ trụ”, ông Michael Turner một nhà vũ trụ học tại Đại học Chicago nói vậy khi ám chí về những bí ẩn lớn của vật tối và năng lượng tối.

Trên thực tế, mới chỉ có 4% vật chất và năng lượng của vũ trụ được tìm thấy, 96% còn lại vẫn còn nằm ngoài tầm với. Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn đang kiếm tìm trong những vùng không gian xa nhất và sâu nhất trái đất để giải đáp hai câu đố về bóng tối kia.

6. Bộ não hoạt động như thế nào?

Nhiều độc giả cho rằng chúng ta xử lý việc này đã tốt lắm rồi, tuy nhiên với hàng tỷ nơron thần kinh, mỗi nơron lại có hàng nghìn kết nối, đây thực sự là một vấn đề hóc búa.

"Chúng ta đều nghĩ là mình hiểu về bộ não – ít nhất là bộ não của chính mình thông qua kinh nghiệm bản thân. Nhưng kinh nghiệm chủ quan của chúng ta thực sự là chưa đủ để giải thích bộ não hoạt động như thế nào" ông Scott Huettel thuộc Trung tâm Khoa học thần kinh nhận thức của trường Đại học Duke nói.

"Chúng ta chưa có phương pháp để nghiên cứu xem các nhóm nơron hình thành các mạng lưới chức năng khi chúng ta học tập, ghi nhớ, hoặc làm những hoạt động khác như nhìn, nghe, yêu. Nếu chúng ta hiểu được bộ não, chúng ta sẽ biết các khả năng và hạn chế của nó trong suy nghĩ, cảm xúc, lý luận, yêu thương và các lĩnh vực khác của đời sống con người", ông Norman Weinberger, một nhà khoa học thần kinh tại trường Đại học California, Irvine cho biết.

7. Sự sống xuất hiện trên trái đất như thế nào?

Những bằng chứng trước đây cho thấy sự sống dạng vi khuẩn và đơn giản xuất hiện trên trái đất hơn 3 tỷ năm trước. Nhưng nó tiến triển thế nào thì không ai biết. Có các giả thuyết cho rằng nó bắt đầu từ các phản ứng hóa học trên thềm lục địa nhờ hơi nóng dẫn tới các phản ứng trên đá.

Bà Diana Northup, một nhà sinh vật học tại trường Đại học New Mexico cho biết "Nhiều giả thuyết về nguồn gốc sự sống đã bị bác bỏ và vì việc chứng minh và phản bán nó đều khó khăn cả nên không có giả thuyết nào được chấp nhận một cách đầy đủ".

8. Bạn là ai?

Nhận thức tự nhiên đã cản trở các nhà tâm lý học và khoa học nhận thức. Tuy nhiên, theo ông Joseph LeDoux, một nhà khoa học thần kinh tại trường Đại học New York thì một phần câu trả lời lại rất đơn giản: Phần lớn động cơ của chúng ta được lưu giữ trong mạng lưới thần kinh mà ý thức không thể truy cập vào được.

Hàng ngày, trực giác tự ý thức và kiểm soát hành vi cũng chệch chuẩn chẳng khác gì ý kiến cho rằng trái đất là một mặt phẳng. Dù chúng ta nghĩ mình là các cá nhân độc lập, nhưng sự thật thì không phải vậy. Mọi việc chúng ta làm đều chịu ảnh hưởng của các quá trình vô ý thức và môi trường xung quanh.

9. Điều gì xảy ra dưới một trận động đất?

Các chuyên gia có thể giải thích chính xác động đất bắt đầu ở đâu, là động đất do đứt đoạn gì và dự đoán nó xảy ra trong bao lâu. Tuy nhiên họ lại không chắc về chuyện cái gì xảy ra bên trong quả địa cầu này khi có động đất. Bản chất và phản ứng của các lực giữ các đứt đoạn chuyển động và rồi đột nhiên bị gãy vẫn chưa được khám phá.

Nhà địa lý học Tom Heaton cho biết "Sự gãy khúc trong các trận động đất là một trong những vấn đề cơ bản nhất của khoa học trái đất. Tìm ra hiệu ứng vật lý cơ bản của động đất vẫn là một bài toán bí ẩn suốt 30 năm qua".

10. Điều gì dẫn tới sự tiến hóa?

Điều gì dẫn tới sự tiến hóa? Có thể bạn đã từng nghe các nhà khoa học nói rằng: Sự chọn lọc tự nhiên chính là động lực chính dẫn tới sự sắp xếp các sinh vật và đặc điểm phức tạp của chúng. Đó là một trong những giả thuyết được kiểm chứng tốt nhất trong khoa học.

Nhưng tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên liệu có phải là lời giải thích duy nhất cho các sinh vật phức tạp?

"Tôi cho rằng một trong những bí ẩn nhất của sinh học hiện nay tìm hiểu xem liệu việc chọn lọc tự nhiên có phải là quá trình quy nhất có thể tạo ra sự phức tạp về sinh vật học hay là có sự tham gia của các thành phần vật chất khác”, ông Massimo Pigliucci thuộc Khoa Sinh thái học và Tiến hóa tại trường Đại học Stony Brook (New York) nói.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.