Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 04/06/2009 16:08 (GMT+7)

Vùng Bắc Trung bộ: Đẩy mạnh tính liên kết trong nghiên cứu ứng dụng

Phát triển kinh tế địa phương

Những đóng góp của hoạt động KH &CN đối với các tỉnh trong vùng thể hiện rõ nét nhất ở lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Đó là việc đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; tập trung nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng địa phương. Thông qua các dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, năng suất cây trồng, vật nuôi tăng trung bình 20 - 40%, nhiều giống cây trồng cho năng suất tăng 1,5 - 2 lần so với giống cũ như ngô, lúa, sắn, mía, lạc, đậu…

Triển khai thực hiện Chương trình Nông thôn - miền núi của Bộ KH &CN tại các tỉnh trong vùng. Nhiều mô hình ứng dụng KH &CN được xây dựng, đóng góp quan trọng cho nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu. Vùng chuyên trồng lúa năng suất thấp chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp, trồng nấm ăn và nấm dược liệu đem lại hiệu quả cao hơn, góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; xây dựng được những mô hình sản xuất tiên tiến để nông dân học tập và triển khai nhân rộng. Một số kết quả nổi bật là dự án: "Khảo nghiệm và đưa vào sản xuất các giống lúa lai Trung Quốc trên đồng ruộng Nghệ An ", đưa diện tích lúa lai lên trên 76.300ha, năng suất tăng thêm 15, 2 tù/ha, lợi nhuận tăng thêm khoảng 400 tỷ đồng, đưa Nghệ An đạt trên 1 triệu tấn lương thực. Kết quả "Chuyển giao tiến bộ KH &CN trong sản xuất thâm canh, bảo quản chế biến lạc giống tại Hà Tĩnh " làm tăng năng suất, chất lượng hàng hóa. Năm 2007 sản lượng lạc giống mới tăng 8000 tấn, lợi nhuận tăng thêm 112 tỷ đồng. Cả 6 tỉnh trong vùng đều có nhiều mô hình xây dựng hệ thống canh tác trên đất cát ven biển, hiệu quả được nhân rộng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Về chăn nuôi, Thanh Hóa đã ứng dụng thành công việc cấy truyền phôi tạo giống bò sữa; Chương trình sinh hóa đàn bò và nạc hóa đàn lợn của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình cũng đã góp phần nâng cao được chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Trong lĩnh vực thủy sản, việc đầu tư nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá chim trắng, cá rô phi đơn tính siêu đực, cá chép lai 3 máu, công nghệ sản xuất giống cua biển, ốc hương, tôm càng xanh, tôm sú… đã chủ động cung cấp được các giống thủy sản cho sản xuất ở các địa phương. Điển hình như dự án: "ứng dụng các tiến bộ KH &CN trong sản xuất tôm sú ở Nghệ An " đã chuyển giao thành công công nghệ sản xuất giống tôm sú; xây dựng được trên 40 trại sản xuất tôm giống với năng lực sản xuất xấp xỉ 250 triệu con giống /năm, doanh thu đạt trên 8, 7 tỷ đồng/năm. Tỉnh Quảng Bình đã thực nghiệm nuôi cá lóc thâm canh trong ao nước ngọt, ứng dụng KH &CN xây dựng mô hình nuôi tôm sú theo công nghệ sinh học trên ao nước lợ mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Ngoài ra, KH&CN có đóng góp tích cực vào nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng được các tỉnh quan tâm, đã tạo ra các nhà sáng chế quần chúng như trường hợp ông Vũ Thái Hưng ở xã Nga Thủy, Nga Sơn Thanh Hóa đã chế tạo được máy bơm nước địa hình đa năng, áp dụng thành công ở nhiều địa phương; ông Phan Văn Lệ ở Vĩnh Linh, Quảng Trị đã sáng chế thành công máy tuốt hồ tiêu, năng suất tăng 20 lần so với tuốt thủ công và tự phân loại hồ tiêu; ông Hoài ở Quỳnh Lưu - Nghệ An đã chế tạo thành công máy dập gạch và máy thái rau…

Thời gian qua, các Sở KH &CN trong vùng cũng tạo được mối liên kết chặt chẽ hơn, thường xuyên phối hợp với các cơ quan khoa học của Trung ương thực hiện các nhiệm vụ KH &CN trọng tâm, cấp bách của tỉnh như đề xuất các giải pháp chống xói lở bờ sông, bồi lấp cửa biển, xây dựng cơ sở dữ liệu cảnh báo lũ lụt và bản đồ ngập lụt cho vùng đồng bằng ven biển…; Nhiệm vụ hợp tác về KH &CN cũng được chú trọng với các nước Lào, Thái Lan. Riêng Sở KH &CN Hà Tĩnh đã mở rộng hợp tác quốc tế, ký kết nhiều văn bản hợp tác KH &CN quan trọng với các tỉnh, các tổ chức KH &CN của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Indonesia .

Chuyển giao tiến bộ khoa học còn hạn chế

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở KH &CN của cả 6 tỉnh trong vùng cũng tập trung triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm và nhân rộng mô hình thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi vào sản xuất và đời sống; đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng các phần mềm máy tính chuyên ngành… Hầu hết các trung tâm này đều hoạt động theo Nghị định 43 và một số trung tâm hiện đã và đang chuyển đổi sang hoạt động theo Nghị định 115. Đối với hoạt động KH &CN cấp huyện, Nghệ An là tỉnh nổi trội trong vùng, là địa phương duy nhất trong cả nước có phòng quản lý KH &CN cấp huyện (3 biên chế) và Hà Tĩnh có hệ thống các đơn vị sự nghiệp KH &CN cấp huyện. Nhưng nhìn chung hoạt động KH &CN ở cấp huyện ở các tỉnh trong vùng đều yếu nên việc chuyển giao các tiến bộ KH &CN xuống địa bàn huyện còn hạn chế.

Ngoài ra, một điều dễ nhận thấy trong hoạt động KH &CN của vùng là còn thiếu các nhiệm vụ KH &CN có tính đột phá và có tính liên vùng để có thể triển khai ở qui mô lớn; các đề tài, dự án thường ở qui mô nhỏ và chỉ giải quyết những vấn đề đơn lẻ, chuyên biệt, phục vụ cho một ngành, một cơ sở của địa phương nên chưa tạo được động lực cho sự phát triển KT -XH. Hơn nữa, tiềm lực KH &CN của vùng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của KH &CN nói riêng cũng như sự phát triển của KT -XH nói chung. Mặc dù vậy, tỷ lệ chi cho hoạt động nghiên cứu triển khai còn quá thấp, trung bình các tỉnh chi khoảng 56% kinh phí sự nghiệp khoa học, (riêng Thanh Hóa chi cho hoạt động này chiếm trên 75%). Ngoài ra, việc sử dụng không hết nguồn kinh phí sự nghiệp KH &CN (tỷ lệ kinh phí thực hiện đạt gần 95%) trong khi đầu tư cho KH &CN ở các địa phương không cao là một hạn chế cần được khắc phục.

Vì vậy, thời gian tới, các tỉnh cần gắn các chương trình KH &CN với các chương trình phát triển KT -XH của địa phương, hoạt động nghiên cứu triển khai phải hướng vào việc hình thành và phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, khai thác có hiệu quả thế mạnh của từng tỉnh và của cả vùng, đáp ứng được các yêu cầu bức xúc của sản xuất, huy động ngày càng nhiều sự đóng góp của doanh nghiệp, các tổ chức KH &CN trong việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.