Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 12/09/2023 16:51 (GMT+7)

Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".

tm-img-alt

Tổng Thư ký LHHVN - Nguyễn Quyết Chiến; Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - Đặng Việt Dũng; Phó Chủ tịch hội KHKT Cầu đường Việt Nam - Hoàng Hà, đồng chủ trì hội thảo  

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án công trình giao thông lớn, trọng điểm quốc gia đã được Bộ Chính trị thông qua tại Thông báo số 13-TB/TW ngày 16/4/2022. Dự án được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 để tổ chức thực hiện.

tm-img-alt

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với quy mô tổng chiều dài toàn tuyến 113,5km, qua 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, tổng mức đầu tư 55.052 tỷ đồng.

Dự án được triển khai thành 7 dự án thành phần, vận hành độc lập, trong đó TP. Hà Nội làm cơ quan chủ quản/cơ quan có thẩm quyền đối với 3 dự án thành phần: Dự án thành phần 1.1: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành (đường đô thị), hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia) thuộc địa phận thành phố Hà Nội; Dự án thành phần 2.1:  Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội; Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư.

tm-img-alt

Tổng Thư ký LHHVN - Nguyễn Quyết Chiến phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Thư ký LHHVN - Nguyễn Quyết Chiến nhấn mạnh, việc thông qua chủ trương đầu tư và triển khai xây dựng Dự án Đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội để sớm đưa vào vận hành sẽ giúp cải thiện hạ tầng giao thông, giảm ách tắc đường vành đai 3, tăng cường kết nối, tạo thêm động lực phát triển mạnh mẽ cho Hà Nội và các địa phương lân cận thuộc Vùng Thủ đô Hà Nội.

Để dự án về đích đúng tiến độ, bảo chất lượng và hiệu quả, nhất là khi Dự án Thành phần 3 đầu tư theo phương thức đối tác công tư (với quy mô tổng chiều dài toàn tuyến 113,5km, qua 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, tổng mức đầu tư 55.052 tỷ đồng, thời gian thu phí 25 năm), thì cần phải xem xét kỹ lưỡng về các bài toán liên quan đến: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quyền lợi của nhà đầu tư, phương án kết nối và tổ chức giao thông, giải phóng mặt bằng, dân cư, môi trường, cảnh quan, không gian...

tm-img-alt

Nhà Xã hội học - PGS.TS. Phạm Bích San phát biểu

Tại hội thảo, hầu như các chuyên gia bày tỏ nhất trí với đánh giá tác động trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án. Tuy nhiên, Báo cáo cần chú ý bổ sung thêm các phân tích về ưu thế trong quản lý chất lượng, quản lý tiến độ thực hiện dự án của nhà đầu tư so với dự án đầu tư công như giảm thiểu nhiều thủ tục, thời gian trong đấu thầu; nhà đầu tư chủ động trong lựa chọn tổng thầu EPC để thực hiện dự án. Mặt khác, Báo cáo cũng cần phân tích thêm việc giảm áp lực huy động vốn đầu tư công trong giai đoạn đầu tư xây dựng (Khoảng 52 % tổng mức đầu tư của Dự án thành phần 3)…Đây là những lợi thế hết sức quan trọng của dự án PPP.

tm-img-alt

Tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam - Phạm Khắc Thưởng phát biểu

Theo Tổng thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam - Phạm Khắc Thưởng cho rằng, với các chính sách đặc thù trong Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 như việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền sẽ tạo cơ hội, thuận lợi cho giải phóng mặt bằng với sự vào cuộc tích cực của các cấp cơ quan quản lý Nhà nước.

Hay việc Dự án được áp dụng cơ chế huy động nguồn lực cho dự án kết hợp giữa ngân sách Trung ương và địa phương cùng nguồn vốn hợp pháp khác; cho phép chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, qua đó sẽ rút ngắn thời gian chuẩn bị để triển khai dự án.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Khắc Thưởng, việc kết nối giữa tuyến đường Vành đai 4 và các tuyến đường bộ cao tốc khác cần nghiên cứu, xem xét để giải quyết hợp lý đối với các nút giao cắt giữa các đường cao tốc; giao cắt với các tuyến đường sắt; các nút giao liên thông; kết nối hạ tầng khác và kết nối phục vụ dân sinh.

tm-img-alt

Viện trưởng Viện nghiên cứu Quy hoạch và phát triển – Đặng Duy Đông phát biểu

Ông Lê Mạnh Cường đến từ Viện Kinh tế, Bộ Xây dựng đề nghị, do nhu cầu vật liệu cho dự án (cát, đá, xi măng, thép) tương đối lớn, được triển khai đồng thời với các dự án khác trong khu vực, trong khi các địa phương có dự án đi qua có nguồn vật liệu hạn chế, UBND TP. Hà Nội – cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần làm rõ nguồn cung cấp vật liệu, xây dựng phương án khai thác cụ thể (trong đó phải đánh giá hiện trạng các mỏ hiện nay, phương án vận chuyển và thi công cho từng hạng mục của dự án).

“UBND Thành phố cần tiếp tục rà soát cập nhật danh mục các mỏ vật liệu vào hồ sơ khảo sát Dự án thành phần 3 làm cơ sở phê duyệt cùng với Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án”, ông Cường đề xuất.

Còn theo ông Lê Xuân Trọng - đại diện Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, ngoài các vấn đề liên quan đến phát triển mạng đường cao tốc, vai trò kết nối của tuyến cao tốc, cần xem xét và nghiên cứu kỹ các phương án bảo đảm việc phát triển quỹ đất hai bên tuyến đường một cách hiệu quả nhất, bảo đảm không gian phát triển các khu đô thị, công nghiệp ...Đồng thời cần làm rõ những ảnh hưởng hay tác động của hướng tuyến đối với việc phân cách không gian, khu vực phát triển của các địa phương có tuyến đường đi qua.

tm-img-alt

UV ĐCT Tổng hội Địa chất Việt Nam – Hoàng Văn Khoa phát biểu

Nhìn chung, các đại biểu tham dự hội thảo đều cho rằng, việc thực hiện dự án này rất cần thiết, giúp cải thiện hạ tầng giao thông, giảm ách tắc đường vành đai 3, tăng cường kết nối, tạo thêm động lực phát triển mạnh mẽ cho Hà Nội và các địa phương lân cận thuộc Vùng Thủ đô.

Để dự án về đích đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, nhất là khi Dự án Thành phần 3 đầu tư theo phương thức PPP, các đại biểu lưu ý, cần xem xét kỹ lưỡng về các bài toán liên quan đến hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quyền lợi của nhà đầu tư, phương án kết nối và tổ chức giao thông, giải phóng mặt bằng, dân cư, môi trường, cảnh quan, không gian...

Cũng tại hội thảo, một số chuyên gia đề nghị, cần nghiên cứu, xem xét để giải quyết hợp lý đối với các nút giao cắt giữa các đường cao tốc; giao cắt với các tuyến đường sắt; các nút giao liên thông; kết nối hạ tầng khác và kết nối phục vụ dân sinh. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, khai thác quỹ đất tại khu vực các nút giao.

Ngoài ra, theo các đại biểu, dự án có tổng vốn đầu tư lớn, đòi hỏi nhà đầu tư có năng lực tài chính mạnh. Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư nên đàm phán về mức vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia dự án, bảo đảm phù hợp với năng lực nhà đầu tư, giảm thiểu áp lực về huy động vốn vay…

Xem Thêm

Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ
Ngày 9/10 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
Sơn La: Phát triển nghề cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn
Ngày 30/9, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chủ tịch Liên hiệp hội Phạm Thị Hà và Phó Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn Nguyễn Thế Luận chủ trì hội thảo.
Hà Giang: Góp ý dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Ngày 26/9, Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở trung ương, ở tỉnh.

Tin mới

Tìm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam
Trong tình hình mới hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, một trong những nội dung, giải pháp được đề cập trong giai đoạn tới là hoàn thiện thể chế trọng dụng trí thức, người hiền tài, tiếp tục hoàn thiện môi trường và tạo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức cống hiến, sáng tạo…
Trường THPT Giao Thủy chung tay bảo vệ môi trường
Sáng ngày 21/10, Trường THPT Giao Thủy, Liên hiệp Hội Việt Nam Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.
Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.