Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 26/04/2022 12:14 (GMT+7)

Yên Bái: Tham gia phản biện vấn đề bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu

Ngày 23/4, tại Khu du lịch Ao Vua, Ba Vì, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về “Bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khỏe cộng đồng”. Đây là sự kiện khoa học ngành dược liệu lần đầu được Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức.

Tham dự có ông Nguyễn Hồng Quân, Nguyên Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng, Nguyên Bộ Trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam; TTND. TS. BS. Đào Thị Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (LHH Yên Bái) cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương, các diễn giả, các nhà khoa học cùng doanh nghiệp.

tm-img-alt

TTND. TS. BS. Đào Thị Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (LHH Yên Bái) phát biểu tại hội thảo

Theo nghiên cứu điều tra đánh giá của các nhà khoa học hiện tại Việt Nam đã xác định được trên 5000 loài thực vật dùng làm thuốc trong số 11.000 loài thực vật bậc cao. Tuy nhiên việc bảo tồn, phát triển và khai thác còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, bởi nạn phá rừng, khai thác dược liệu bừa bãi, không và chưa có kế hoạch tái sinh phát triển, nhiều loài cây thuốc hoang dại mọc tự nhiên bị tàn phá, vốn quý đa dạng sinh học cây thuốc, dược thảo ngày càng có nguy cơ cạn kiệt. Các loài cây thuốc được thuần hoá từ di thực nhập nội giảm sút bởi tính cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường. Việc phát triển cây dược liệu ở Việt Nam không phải vấn đề mới nhưng trong bối cảnh hiện tại, khi dịch Covid-19 tác động nhiều chiều đến đời sống kinh tế - xã hội, cần thay đổi cách nhìn về cây dược liệu Việt Nam, đặc biệt là vai trò của cây dược liệu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào ở nhiều địa phương. Trong xu thế hiện nay, con người đang ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, đặc biệt là những thuốc có nguồn gốc dược liệu. Thống kê cho thấy, Việt Nam có thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu rất lớn với khoảng 400 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đăng ký hộ kinh doanh, khoảng 100 doanh nghiệp có sản xuất thuốc từ dược liệu. Điều đó cho thấy thị trường dược liệu của nước ta là rất tiềm năng. Cùng với đó, sự phát triển của Khoa học công nghệ đã được ứng dụng có hiệu quả trong việc trong việc bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khỏe cộng đồng. Cụ thể, là việc ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn và khai thác nguồn gen dược liệu; Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng, chế biến và chiết xuất dược liệu; Ứng dụng khoa học công nghệ trong đánh giá tác dụng sinh học và bào chế các thuốc từ dược liệu đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học từ các trường Đại học, cao đẳng, viên nghiên cứu, nhà quản lý các cấp và nhà hoạch định chính sách thuộc các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong khuôn khổ hội thảo, nhiều đại biểu đồng nhất quan điểm, việc phát triển dược liệu trước hết phải phục vụ thiết thực cho nhu cầu chữa bệnh, tăng cường sức khỏe cho nhân dân, trước hết là vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cần lựa chọn 10 loại cây dược liệu chủ lực để trồng, bảo tồn, nhân giống và chia thành các vùng trồng dược liệu phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng từng địa phương. Đồng thời, cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan ban ngành để nguồn dược liệu phát huy giá trị đối với sức khỏe con người, cảnh quan thiên nhiên, gắn giá trị kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại nhiều địa phương trên cả nước. Tại Hội thảo, Thầy thuốc nhân nhân, Tiến sỹ, Bác sỹ Đào Thị Ngọc Lan – Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái đã chia sẻ kết quả và các bài học kinh nghiệm sau khi tổng kết Dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam do Phái đoàn liên minh Châu Âu tại Việt Nam triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đặc biệt là 10 bước để xây dựng chuỗi giá trị cây thuốc nam. Thông qua hội thảo, với các ý kiến đóng góp của các đại biểu, hi vọng sẽ giúp các cơ quan tham mưu của Chính phủ định hướng cho việc xây dựng một hệ thống các giải pháp tối ưu nhằm kiểm soát việc “bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu Việt Nam vì sức khỏe cộng đồng” một cách hiệu quả nhất, góp phần thực hiện các mục tiêu Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Theo chương trình hành động số 287-CTr/ĐĐLHHVN, ngày 28/03/2024; thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII "Về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới".
Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.