Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 05/08/2005 21:54 (GMT+7)

Ý kiến của Liên hiệp hội đóng góp cho Đề án “Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ”

1. Những ý kiến chung về Đề án

1) Hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) nói riêng, là xu thế tất yếu, khách quan trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO, vì vậy tăng cường hội nhập quốc tế về KH&CN để góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là việc làm hết sức cấp thiết. Liên hiệp hội hoan nghênh việc xây dựng và thực hiện Đề án “ Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ”.

2) Đề án ”Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ”là sự cụ thể hoá một trong các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu của “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010”, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bản dự thảo Đề án có bố cục với các chương mục, trình tự sắp xếp hợp lý.

Đề án ”Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ”, về bản chất, là một kế hoạch hành động cụ thể nhằm đạt đựơc các mục tiêu của “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010”, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy, cácmục tiêu, nhiệm vụ, phương thức hội nhập, các giải pháp và tiến độ triển khaithực hiện, những kết quả dự kiếnphải được trình bày cụ thể. (Bản dự thảo Đề án hiện tại có dáng dấp của một dự thảo nghị quyết của Chính phủ về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN).

3) Về nội dung, dự thảo đã nêu được một số nội dung chính của việc hội nhập quốc tế về KH&CN, nhất là phần giải pháp. Tuy nhiên, để dự thảo này thực sự trở thành Đề án theo đúng nghĩa của nó, theo ý kiến của các nhà khoa học và chuyên viên của Liên hiệp hội, nội dung cần được bổ sung, cụ thể hoá và chỉnh sửa để làm rõ một số điểm mấu chốt sau đây:

- Hội nhập quốc tế về KH&CN được đặt ra không vì mục đích tự thân của giới KH&CN, mà đây là biện pháp/hoạt động nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ hội nhập không chỉ cần có sự tham gia của các bộ, ngành, các tổ chức KH&CN, giáo dục và đào tạo... thuộc khu vực Nhà nước, mà cần huy động sự tham gia của toàn xã hội, trong đó có cộng đồng KH&CN, các tổ chức khoa học, giáo dục và đào tạo, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, trong Đề án phải thể hiện rõ điểm mấu chốt này (đây chính là sự cụ thể hoá quan điểm của Đảng ta về công tác xã hội hoá các hoạt động KH&CN);

- Hội nhập quốc tế về KH&CN phải được đặt trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta, phải xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, kinh doanh, nhu cầu phát triển của nền khoa học của đất nước, vì vậy cần lựa chọn những vấn đề, những lĩnh vực cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm để hội nhập. Hơn nữa, hội nhập phải bao gồm cả “tiếp nhận” và “đóng góp”,chứ không chỉ có tiếp nhận một chiều như thể hiện trong Đề án.

2. Những ý kiến cụ thể về nội dung của Đề án

Phần I. Bối cảnh:

- Về nội dung:Phần này trình bày quá chung chung, thiếu các dữ liệu và thông tin cần thiết để làm rõ về hiện trạng, xu thế phát triển KH&CN thế giới, thực trạng nền KH&CN Việt Nam và những đòi hỏi đặt ra cho KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như những đòi hỏi trong tiến trình chủ động và đẩy mạnh hội nhập quốc tế về kinh tế, do vậy chưa có đủ cơ sở để xác định nhu cầu và nội dung hội nhập về KH&CN;

- Chưa nêu rõ được các khái niệm hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế và hội nhập KH&CN và mối quan hệ của chúng với nhau. Các nhận định về thành tựu hội nhập KH&CN nêu trong phần này quá chung chung và có phần chủ quan;

- Chưa thể hiện được mối quan hệ của Đề án này với Chiến lược KH&CN quốc gia đến 2010 và các đề án khác của Chính phủ như đề án cải cách hành chính, đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN v.v. Điều này dẫn đến thiếu hệ thống, có thể gât ra sự chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện;

- Luận chứng về sự cần thiết và lý do phải đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN còn sơ sài, chung chung, thiếu tính thuyết phục. Đặc biệt là 5 cơ hội đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN nêu trong Dự thảo đề án còn có nhiều nội dung thiếu chính xác. Hơn nữa, trên thực tế, để hội nhập về KH&CN, nước ta không chỉ có những cơ hội thuận lợi mà còn có không ít trở ngại, thách thức rất cần được nhận diện và đánh giá đúng để có giải pháp khắc phục (ví dụ: tính tích hợp của KH&CN hiện đại ngày càng cao trong khi ở nước ta các tổ chức nghiên cứu lại quá phân tán, chia cắt, thiếu sự liên kết và hợp tác; quản lý KH&CN hiện nay, tuy đã có cải tiến, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại, chưa tạo ra được kiểu ” khoán 10 trong KH&CN”; quyền được thông tin và chia sẻ thông tin về kết quả nghiên cứu, nhất là nghiên cứu lý luận và trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn chưa được đảm bảo...).

Phần II. Thực trạng hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN của nước ta

- Về kết quả hội nhập:Phần này thiếu các số liệu minh hoạ, do đó thiếu tính thuyết phục. Các nhận định về hoạt động hội nhập KH&CN chưa đầy đủ, chưa thể hiện rõ tác động hội nhập KH&CN trong phát triển kinh tế-xã hội.

- Về những hạn chế trong hội nhập KH&CN: Phần này trình bày còn chung chung, chưa chỉ rõ những hạn chế trong hệ thống quan điểm và cơ chế chính sách đối với nhà khoa học, đặc biệt là đối với việc thu hút trí thức Việt kiều, các tổ chức và chuyên gia nước ngoài tham gia vào các hoạt động KH&CN ở Việt Nam.

Phần III. Quan điểm , mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu của hội nhập quốc tế về KH&CN

Về những quan điểm chỉ đạo:

- Phần này cần viết gọn lại, trình bày được những định hướng chủ đạo, làm căn cứ cho quá trình xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức hội nhập, giải pháp và tiến độ triển khai thực hiện Đề án.

- Chỉnh sửa cho gọn lại bốn quan điểm đã nêu trong dự thảo và bổ sung thêm một quan điểm về xã hội hoá các hoạt động KH&CN, cụ thể là:

+ Hội nhập quốc tế về KH&CN là một bộ phận hữu cơ của hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở và tiền đề cho hợp tác kinh tế, thúc đẩy sản xuất, thương mại và đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và KH&CN của đất nước;

+ Chủ động hội nhập quốc tế về KH&CN trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy quá trình hợp tác và cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế;

+ Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, cần có trọng tâm và trọng điểm trong hội nhập KH&CN, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác quốc tế về KH&CN, trong đó chú ý vào các khu vực, các quốc gia có tiềm lực, trình độ KH&CN mạnh, các tập đoàn, công ty có công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển sự nghiệp KH&CN, đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững;

+ Chú trọng xây dựng, phát triển tiềm lực KH&CN, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực trẻ và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm phát triển năng lực nội sinh của đất nước về KH&CN, đủ sức tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả các công nghệ nhập, chuyển giao từ nước ngoài, tiến tới cải tiến, sáng tạo công nghệ, tạo tiền đề cho KH&CN Việt Nam có sự đóng góp vào sự tiến bộ chung của KH&CN thế giới;

+ Huy động sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là cộng đồng KH&CN, các tổ chức khoa học, giáo dục và đào tạo, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ hội nhập quốc tế về KH&CN.

Về mục tiêu hội nhập quốc tế về KH&CN:

Mục này lẫn lộn giữa mục tiêu hội nhập quốc tế với mục tiêu hợp tác quốc tế về KH&CN, quá nhấn mạnh đến mục tiêu hợp tác KH&CN mà coi nhẹ mục tiêu phát triển nền KH&CN quốc gia. Các mục tiêu trước mắt thiếu tính khả thi, khó có thể đạt được trong bối cảnh hiện nay. Phần này đề nghị bổ sung thêm một nội dung nữa: Tạo lập tiền đề và điều kiện cho hội nhập bình đẳng, hiệu quả trên cơ sở xây dựng, phát triển tiềm lực KH&CN trong nước.

Về các nhiệm vụ chủ yếu của hội nhập quốc tế về KH&CN:

Phần này quá nhấn mạnh đến nội dung hợp tác quốc tế về KH&CN, chưa thể hiện được các nhiệm vụ nhằm phát triển nền KH&CN Việt Nam để đủ điều kiện chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Nội dung hội nhập trình bày còn chung chung, chưa nêu rõ những lĩnh vực KH&CN nào cần hội nhập và hội nhập như thế nào để đảm bảo tính chủ động, cạnh tranh và hợp tác như đã chỉ ra ở phần quan điểm chỉ đạo.

Phần IV: Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN

Phần này chưa thể hiện đầy đủ quan điểm của Đảng về xã hội hoá các hoạt động KH&CN, thiếu các giải pháp thức đẩy hoạt động KH&CN của các cá nhân, các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Các giải pháp nêu còn chung chung, chưa chỉ rõ các điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp đã nêu.

Ngoài ra, phần này cần phải được trình bày như một chương trình/kế hoạch hành động cụ thể để hội nhập quốc tế về KH&CN.

Phần V: Tổ chức thực hiện

Đây là Đề án của Chính phủ, do đó bên cạnh các Bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc khu vực nhà nước, cần nêu rõ trách nhiệm tham gia của các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp, các tổ chức KH&CN, đặc biệt là các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngoài nhà nước, vào quá trình hội nhập và thực hiện Đề án này.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.