Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 23/12/2006 20:52 (GMT+7)

Y, bác sĩ tiêm, truyền tại nhà bệnh nhân: Phạm luật

Tiêm vẫn không an toàn

Tại Việt Nam, dù chưa có thống kê chính thức về những nguy cơ lây nhiễm cũng như thiệt hại do tiêm, truyền gây ra, song hội chứng thích tiêm, truyền dịch bất nguyên tắc đang làm nhiều nhà chuyên môn lo lắng. Kết quả của một nghiên cứu mới đây do Bộ Y tế thực hiện trên 776 bệnh nhân ở 18 bệnh viện của 8 tỉnh đại diện ba vùng Bắc, Trung, Nam khiến ai đã một lần tiêm đều phải giật mình: chỉ có trên 35% nhân viên y tế rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ và trước khi đâm kim qua da; vẫn còn phổ biến tình trạng sử dụng khay tiêm và kẹp khi đi tiêm do chưa phân biệt rõ động tác sạch và bẩn; 9% nhân viên y tế dùng hai tay đậy nắp kim tiêm nhiễm khuẩn; 3% bơm kim tiêm nhiễm khuẩn chưa được cô lập ngay sau tiêm; 23% mũi tiêm chưa đạt tiêu chuẩn (vị trí tiêm, góc tiêm, độ sâu và bảo đảm nguyên tắc “hai nhanh một chậm”). Đặc biệt, nghiên cứu này cho thấy, vị trí được tiêm nhiều nhất là cơ Delta và cơ mông!

Người tiêm và được tiêm: Họa như nhau

Một khảo sát về tai nạn nghề nghiệp do vật sắc nhọn trong 642 nhân viên y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Tràng An và Đông Anh- Hà Nội cho thấy: 71,2% nhân viên bị vật sắc nhọn đâm vào bàn tay, xuyên thấu da, làm xước da; 42,9% trường hợp bị vật sắc nhọn đâm trong khi tiêm, phẫu thuật, truyền dịch, làm các thủ thuật, thu gom rác thải, rửa dụng cụ và lấy máu. Hậu quả là đã có 3,9% nhân viên phơi nhiễm với bệnh nhân HIV, 11% với viêm gan B, C. Điều đáng lo là gần 53% nhân viên y tế ở cả 3 bệnh viện không có bất kỳ một thông tin gì về bệnh nhân mà họ tiếp xúc khi xảy ra rủi ro nên số phận của họ thế nào, những người làm y tế không thể biết được.

TS Lý Ngọc Kính- Vụ Trưởng Vụ Điều trị - Bộ Y tế khẳng định việc lạm dụng tiêm, truyền hay bán dịch truyền và thuốc tiêm tràn lan không theo đơn của bác sĩ cũng như tự ý tiêm, truyền dịch là hoàn toàn sai nguyên tắc. Theo quy định của ngành y tế, việc mua các loại thuốc tiêm hoặc dịch truyền bắt buộc phải theo đơn. Tuy nhiên hầu hết các cơ sở kinh doanh dược phẩm đều không tuân thủ nguyên tắc này. Cũng theo ông Kính, chỉ các cơ sở điều trị mới được phép thực hiện các thao tác tiêm, truyền dịch. Việc các phòng khám tư nhân, y bác sĩ đến tận nhà truyền dịch là rất nguy hiểm và phạm luật. Đặc biệt, truyền dịch là phương pháp điều trị đặc biệt, cần thiết cho người bệnh nặng, bắt buộc y tá phải tuân thủ tuyệt đối y lệnh về tốc độ, thời gian, dụng cụ bảo đảm vô trùng và thuốc chống sốc đề phòng bất trắc. Y tá phải luôn ở bên cạnh bệnh nhân trong suốt thời gian truyền dịch. Những nguyên tắc đó hiện đang bị một phần các nhân viên y tế bỏ qua. Còn người dân thì vô tư lạm dụng. Muốn da dẻ căng mọng, chị em tiêm ít vitamin; người già thấy uể oải, truyền ít nước cho lại sức; thấy cô con gái cưng ăn uống “không vào”, phụ huynh lo lắng truyền chút đường... cho ngon miệng... Hệ lụy đằng sau những quan niệm “tự phát” đó là hàng loạt những tai biến đáng tiếc cho cả người bệnh và nhân viên y tế như: nhiễm trùng, nhiễm HIV, viêm gan B, sốc thuốc, phù não, suy tim cấp, rối loạn điện giải... rồi tử vong.

Ngành y tế đang khẳng định quan điểm của mình vào thời điểm này, đó là sẽ chấn chỉnh ngay tình trạng lạm dụng tiêm, truyền trong cả ba đối tượng (bác sĩ, y tá điều dưỡng và người bệnh); xử lý nghiêm những trường hợp làm sai nguyên tắc; xây dựng các quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn tiêm, truyền trong các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân; tăng cường các biện pháp giáo dục về nguy cơ...

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có 16 tỷ mũi tiêm, trong đó 95% cho điều trị, 3% tiêm chủng và 2% các loại khác. Tuy nhiên trên 50% các mũi tiêm chưa đạt độ an toàn: 70% sử dụng lại bơm kim tiêm, xử lý bơm kim tiêm không đảm bảo, sai sót về vô khuẩn và kỹ thuật. Tiêm không an toàn là nguyên nhân quan trọng làm 21 triệu trường hợp bị lây truyền bệnh viêm gan B, 2 triệu người bị viêm gan C và 96.000 trường hợp nhiễm HIV mỗi năm làm 1,3 triệu người chết sớm, gây thiệt hại 535 triệu USD.

Nguồn: KH&ĐS Số 103 Thứ Hai 25/12/2006

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.