Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 30/03/2006 00:35 (GMT+7)

Xưng hô tiếng Nho rắc rối sự đời

Xưng hô bằng tiếng Nho quả là rắc rối sự đời kể cả trong gia đình người thường lẫn hoàng tộc. Vấn đề Diana chúng tôi xin giải đáp ngắn nhẹ như sau: đối với tiếng Nho tất cả các nàng dâu của vua đều gọi chung là hoàng túc, trong các hoàng túc này, chỉ có vợ của đông cung thái tử mới được gọi là vương phi hay hoàng phi. Thái tử Charles là đông cung thái tử của vương quốc Anh vậy vợ ông ta là Diana phải được gọi là vương phi hay hoàng phi Diana. Từ princess của Anh nghĩa rất rộng có thể là công chúa, công nương, hay hoàng phi. Vậy những người gọi Diana là công chúa hay công nương là do hiểu lầm nghĩa chữ princess Diana. Vấn đề thứ hai là ngày nay những người soạn tuồng cổ hay hồ quảng, nói xin lỗi phần đông thuộc gia đình nòi đi hát riết có kinh nghiệm nhảy ra làm thầy tuồng, rồi soạn giả, thậm chí là cả giám khảo chấm tuồng. Tuồng của họ viết nội dung phần lớn chứa nhiều cách xưng hô trong cung đình hay chốn hoàng tộc đầy rẫy tiếng Nho mà bản thân họ không thạo chữ Hán lắm nên xưng hô tuỳ tiện, nếu không nói là bừa bãi, là chuyện đương nhiên. Thậm chí có một tuồng trong cuộc thi có nói đến bốn ông đỗ trạng nguyên: nhất trạng, nhị trạng, tam trạng, tứ trạng, là một chuyện quái gở, vì trạng nguyên tức là người đỗ đầu cuộc thi đình. Trạng nguyên có nghĩa là “trùm đầu” thì làm gì còn có trạng hai, trạng ba… Vậy mà tuồng vẫn được ngành văn hoá thông tin dễ dãi cho phổ biến cả nước. Thật ra không riêng gì tuồng cổ hồ quảng mà ngay cả tuồng tích cải lương mang tích cách lịch sử cũng đầy những lời xưng hô loạn xà ngầu. Nhân đây chúng tôi xin nêu sơ lược cách xưng hô bằng tiếng Nho trong hoàng tộc và đời thường vừa phục vụ bạn đọc nói chung vừa gợi ý các soạn giả tuồng hồ quảng nên thận trọng hơn khi dùng từ.

A – Xưng hô trong hoàng tộc

1- Cha vua (chừa từng làm vua): quốc lão

2- Cha vua (truyền ngôi cho con): Thái Thượng Hoàng

3- Mẹ vua (trước đó chồng làm vua): Thái hậu

4 - Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua): quốc mẫu

5- Anh vua: hoàng huynh

6- Em trai vua: hoàng đệ

7- Em gái vua: hoàng muội

8- Chị gái vua: hoàng tỉ

9- Chú vua: hoàng thúc

10- Bác vua: hoàng bá phụ

11- Cậu vua: quốc cựu phụ

12- Dì vua: quốc di mẫu

13- Cha vợ vua: quốc trượng

14- Chị vợ vua: hoàng di tỉ

15- Em gái vợ vua: hoàng di muội

16- Anh, em trai vợ vua: quốc cựu, hoàng cựu

17- Con trai vua (nói chung): hoàng tử

18- Con trai vua (sẽ nối ngôi): đông cung thái tử

19- Con dâu vua nói chung: hoàng túc

20- Con dâu cả (vợ đông cung thái tử): hoàng phi, vương phi

21- Chồng nữ hoàng: hoàng tế

22- Con gái vua: công chúa

23- Con rể vua: phò mã đô uý

24- Con trưởng vua chư hầu: thế tử

25- Con gái vua chư hầu: quận chúa

Riêng đời Minh chế độ quy định như sau:

1- Cô vua: đại trưởng, công chúa

2- Chị em gái vua: trưởng công chúa

3- Con gái vua: công chúa

4- Con gái thân vương: quận chúa

5- Con gái quận vương: huyện chúa

6- Cháu nội quận vương: quận quân

7- Cháu cố quận vương (gái): huyện quân

8- Chồng công chúa: phò mã đô uý

9- Chồng quận, huyện chúa: nghi tân

10- Vợ các vua chư hầu: tiểu quân

11- Xưng hô với các hoàng tử gọi: Điện hạ

12- Xưng hô với các công chúa là: Công nương.

Về đối xưng thì vua thường khiêm xưng mình với người khác là “quả nhân” có nghĩa là “Kẻ ít nhân đức”, hoặc “cô” tức kẻ cô độc và gọi quần thần là “chư khanh”, còn nói riêng với người nào thân kính thì nêu họ của người ấy kèm chữ “Khanh Gia” như nói với Bao Chửng (Bao Công) thì gọi “Bao Khanh gia”, nói với vua chư hầu thì gọi “Hiền hầu”. Thần dân nói chuyện với vua thì tung hô muôn tâu bệ hạ” (ý nói mình chỉ dám tâu với cái bực thềm ở dưới đất chứ không dám tâu trực tiếp với vua) hoặc “Tâu lịnh muôn năm”, “Muôn tâu lịnh cửu trùng”, “Muôn tâu thánh thượng”, “Muôn tâu hoàng thượng”, “Muôn tâu đức thánh quân”, “Muôn tâu đức kim thượng” v.v…

Sứ giả các nước chư hầu với nhau khi đến triều đình nước ngoài mà nói tới vua mình thì xưng khiêm tốn là: “(Thưa Hiền hầu), quả nhân chúng tôi…”. Hoàng thái hậu nói chuyện với thần liêu thì xưng là “Ai gia”. Thần liêu khi nói chuyện với hoàng hậu thì gọi là “Lịnh nương nương”, Thần liêu khi xưng mình với vua thì thường nói: “Kẻ hạ thần” hoặc “Thần đây”, còn gặp trường hợp sắp nói điều gì có thể nghịch ý vua hoạc không có chi nghịch ý cả mà do mình nịnh thì nhận tội trước như sau: “Kẻ hạ thần tội đáng muôn chết” hoặc nói trơn “Kẻ tội thần”.

Thần dân nói chuyện với các hoàng tử thì khiêm xưng “thưa Điện Hạ” tức ý nói mình chỉ dám nói với cái thềm điện mà hoàng tử ở chứ không dám nói thẳng với ngài. Các thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu gì đều xưng là “Kẻ nô tài”. Các quan gọi bọn thái giám bằng họ của chúng kèo theo hai chữ “công công” như “Quách công công”

B- Xưng hô trong dân gian:

1- Ông nội: nội tổ - nội tổ phụ

2- Bà nội: nội tổ mẫu

3- Ông nội vợ: thái nhạc trượng

4- Bà nội vợ: thái nhạc mẫu

5- Ông ngoại: ngoại tổ

6- Bà ngoại: ngoại tổ mẫu

7- Ông ngoại vợ Ngoại: thái nhạc trượng

8- Bà ngoại vợ Ngoại: thái nhạc mẫu

9- Cha: phụ thân, xuân đường, nghiêm đường

10- Mẹ: mẫu thân, huyên đường

11- Cha hờ (cha ghẻ): can gia

12: Mẹ hờ (mẹ ghẻ): can nương

13- Cha chồng:ông, gia ông, lão gia

14- Mẹ chồng: cô, gia cô

15- Cha vợ: nhạc trượng, nhạc phụ

16- Mẹ vợ: nhạc mẫu

17- Chồng: phu, phu tế, ngô tế, lang, lang quân

18- Vợ: Phụ, thê, nội tướng, nội nhân, nội tử, nhụ nhân

19- Con trai: nhi

20- Con gái: nữ

21- Con dâu: tức, tức nữ, tức phụ

22- Con rể: nghĩa tế, nữ tế, lang

23- Cháu nội ngoại gái: tôn nữ

24- Cháu rể nôi ngoại: tôn tế

25- Cháu trai (đối với chú bác cậu dì): diệt

26- Cháu gái (như trên): diệt nữ

27- Cháu rể (nha trên) diệt tế

28- Anh trai: huynh

29- Anh chồng: bá bá

30- Anh vợ: đại cựu, thê cựu

31- Anh rể: Tỉ phu, phu lang, lang

32- Em trai: đệ

33- Em trai của chồng: thúc thúc, tiểu thúc, thiếu gia, thiếu thúc

34- Em trai vợ: cựu tử, tiểu cựu

35- Em rể: muội phu

36- Chị ruột: tỉ, tỉ tỉ

37- Chị chồng: đại cô cô nãi

38- Chị vợ: đại tỉ, thê tỉ

39- Chị dâu: tẩu tẩu

40- Chị dâu cả: khâu tẩu

41- Em gái: muội

42- Em gái chồng: cô cô, tiểu cô

43- Em gái vợ: di tử, tiểu di

44- Anh em con chú bác: đường huynh đệ

45- Chị em con chú bác: đường tỉ muội

46- Anh em con cô: cổ biểu huynh đệ

47- Chị em con cô: cô biểu tỉ muội

48- Anh em con cậu: cựu biểu huynh đệ

49- Chị em con cậu: cựu biểu tỉ muội

50- Anh em con dì: di biểu huynh đệ

51- Chị em con dì: dì biểu tỉ muội

52- Anh em bạn rể: khâm huynh đệ, liên khâm, liên kế

53- Chị em bạn dâu: trục lý, đại nãi, tiểu nãi

54- Anh em cùng chi tổ: đồng đường huynh đệ

55- Anh em cùng cụ tổ: tụng đường huynh đệ

56- Anh em cùng kỵ tổ: tái tụng đường huynh đệ

57- Bác: bá phụ

58- Bác gái: bá mẫu

59- Chú: thúc phụ

60- Thiếm: thẩm

61- Cô: cô mẫu

62- Dượng (chồng cô): cô trượng

63: Dì: di mẫu

64: Dượng (chồng dì) di trượng

65: Cậu: cựu phụ

66- Mợ: câm

67- Ông bác: bá công

68- Bà bác: bà bà

69- Ông chú: thúc công

70- Bà thím: thẩm bà

71- Ông cậu: cựu công

72- Bà mợ: cựu bà

73- Bà cô: cô tổ mẫu

74- Bà di: di tổ mẫu

75- Ông dượng (chồng bà cô): cô trượng công

76- Ông dượng (chồng bà dì): di trượng công

Nguồn: Xưa và Nay, số 102, tháng 10/2001

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.