Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/10/2005 14:49 (GMT+7)

Xe buýt ‘sạch’ phù hợp với giao thông công cộng ở nước ta

Xu hướng phát triển xe buýt sạch trên thế giới


Xe buýt sạch là mục tiêu hướng tới của các nhà nghiên cứu và chê tạo ôtô chạy trong thành phố hiện nay. Các giải pháp này tập trung hoàn thiện quá trình cháy động cơ diesel, sử dụng xe buýt chạy điện, chạy bằng pin nhiên liệu, xe buýt đa động lực hoặc xe buýt chạy bằng các loại nhiên liệu không truyền thống như LPG, khí thiên nhiên, methanol, ethanot, biodiesel…


Giải pháp lý tưởng để đạt xe buýt sạch theo thứ tự là xe buýt chạy điện, xe buýt chạy bằng pin nhiên liệu, xe buýt đa động lực. Trong khi chờ đợi hoàn thiện các giải pháp này thì việc sử dụng các loại nhiên liệu khí (khí thiên nhiên, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG) là giải pháp tích cực nhất đối với xe buýt sạch. Các loại nhiên liệu sinh học (như ethanol, dầu colza) có tính ưu việt về mặt môi trường, nhưng giá thành của chúng còn cao nên hạn chế về mặt sử dụng; nhiên liệu DME tổng hợp từ khí thiên nhiên đang được nghiên cứu; nhiên liệu khí hydro chưa có triển vọng ứng dụng trên ôtô sử dụng động cơ nhiệt do khó khăn trong việc lưu trữ và giá thành.


Xu hướng phát triển xe buýt sử dụng điện và pin nhiên liệu phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện các loại động cơ nhiệt truyền thống và sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch, thay thế các nguồn nhiên liệu lỏng hiện nay. Mức độ phát thải NOx là chỉ tiêu so sánh mức độ sạch của các phương án xe buýt khác nhau. Theo dự báo thì trong vòng 10 năm tới, kỹ thuật làm giảm NOx bằng cách cải thiện động cơ diesel, sử dụng LPG và khí thiên nhiên rẻ hơn là sử dụng pin nhiên liệu. Vì vậy trongvòng 2 thập niên tới, xe buýt chạy bằng pin nhiên liệu vẫn chưa có lợi thế cạnh tranh so với các loại nhiên liệu thay thế.


Cho tới nay có hai giải pháp sử dụng khí thiên nhiên trên xe buýt, đó là khí thiên nhiên dưới dạng khí và khí thiên nhiên dưới dạng lỏng. Trong đó, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG ngày càng trở nên là loại nhiên liệu ưa chuộng để chạy ôtô nói chung và xe buýt nói riêng do những đặc điểm nổi bật của nó về giảm ô nhiễm môi trường và công nghệ chuyển đổi. Xe buýt dùng LPG có truyền thống lâu đời nhất là thủ đô Viên của Áo. Từ năm 1963 thành phố này đã sử dụng xe buýt chạy bằng LPG và cho tới nay Viên có 500 xe buýt LPG trong đội xe vận chuyển công cộng. Các nước khác ở châu Âu cũng sử dụng nguồn năng lượng này để chạy xe buýt như Đan Mạch, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý, Pháp…


Việc chuyển đổi ôtô chạy bằng nhiên liệu lỏng sang dùng LPG có thể được thực hiện theo ba hướng: sử dụng duy nhất nhiên liệu LPG, sử dụng hoặc xăng hoặc LPG, sử dụng đồng thời diesel và LPG (dual fuel). Cũng như các loại nhiên liệu khí khác, việc lưu trữ LPG trên ôtô là vấn đề gây nhiều khó khăn nhất, mặc dù áp suất hóa lỏng của LPG thấp hơn rất nhiều so với khí thiên nhiên hay các loại khí khác. Ngày nay người ta có thể sản xuất những bình chứa bằng vật liệu mới chịu được áp lực cao nhưng nhẹ hơn nhiều so với bình bằng kinh loại truyền thống. Mặt khác, vật liệu mới này cho phép chế tạo bình chứa LPG có dạng phù hợp với không gian bố trí bình trên xe, không nhất thiết phải dạng hình trụ như bình kim loại.


Lưa chọn phương án xe buýt “sạch” cho các đô thị nước ta


Ở nước ta hầu như chưa có thành phố nào có hệ thống giao thông công cộng được hình thành tương đối rõ nét. Mới đây TP Hồ Chí Minh và Hà Nội tăng cường công tác vận chuyển khách công cộng bằng những tuyếnt xe buýt mẫu. Tuy nhiên do phương tiện không phù hợp với cơ sở han tầng hiện có nên ách tắc giao thông xảy ra, xe buýt không đảm bảo được giờ giấc quy định, gây trở ngại cho người sử dụng.


Vì vậy theo những phân tích trên đây, chúng ta chỉ nên cân nhắc sử dụng khí thiên nhiên hay khí dầu mỏ hóa lỏng LPG để làm nhiên liệu chạy xe buýt trên hệ thống giao thông công cộng của chúng ta đến năm 2020.


Đứng về mặt năng lượng và môi trường mà nói thì sử dụng khí thiên nhiên để chạy xe buýt về lâu dài là tối ưu. Khí thiên nhiên ở nước ta có trữ lượng lớn và chúng ta đang khai thác để cung cấp năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện và sản xuất phân đạm. Mỏ khí thiên nhiên ở Nam Côn Sơn và đường ống dẫn khí vào đất liền đang khẩn trương xây dựng. Khu vực thệm lục địa Miền Trung cũng có nhiều mỏ khí thiên nhiên với trữ lượng đáng kể. Mặt khác, một khối lượng lớn khí thiên nhiên thu được từ các mỏ dầu đã và sắp khai thác của ta hứa hẹn một nguồn năng lượng sạch dồi dào để phát triển kinh tế quốc dân, trong đó có ngành giao thông vận tải. Sử dụng nguồn năng lượng này cho giao thông công cộng chùng ta sẽ tiết kiệm được một số lượng dầu mỏ rất lớn để xuất khẩu và hạn chế được các chất khí gây ô nhiễm môi trường ở thành phố. Tuy nhiên, sử dụng khí thiên nhiên cho phương tiện vận tải đòi hỏi đầu tư ban đầu rất lớn, nhất là khi hệ thống phân phối khí thiên nhiên gia dụng trong thành phố chưa được thiệt lập. Giá thành xe buýt chạy bằng khí nhiên nhiên cũng cao hơn rất nhiều so với xe buýt chạy bằng nhiên liệu lỏng.


Vì vậy trong điều kiện của nước ta từ nay đến 2020, sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG để chạy xe buýt là phù hợp nhất.


Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 51

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.