Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 10/08/2005 15:07 (GMT+7)

Virus gây cúm biến thể khá nhanh

Mỗi năm, các chuyên gia đều dự báo về các virus gây cúm phổ biến nhất và đều tạo ra các vaccine để chống lại chúng.

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng quá trình biến đổi gen của virus cúm dần dần thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Tuy nhiên mới đây, một nhóm nghiên cứu tại Viện sức khỏe quốc gia của Mỹ đã phát hiện các virus gây cúm có khả năng biến đổi nhiều gen cùng lúc, gây ra các thay đổi lớn và đột ngột ở virus.

Phát hiện này cho thấy các biến thể này có thể biến đổi rộng khắp theo từng mùa, làm cho nó khó điều trị hơn. Chúng cũng làm gia tăng các lo ngại về biến thể ở cúm gia cầm có thể dễ dàng lây lan từ người sang người.

Bác sĩ David Lipman và đồng nghiệp đã nghiên cứu dòng virus gây cúm A từng xuất hiện từ năm 1999 đến 2004 tại New York . Các dòng virus này đã tăng dần lên thành dòng virus được gọi là dòng virus H 3N 2làm bộc phát dịch cúm vào năm 2003-2004 do vaccine được chế tạo quá yếu trong mùa đông để có thể chống lại virus.

Kết quả, nhóm nghiên cứu của bác sĩ David đã phát hiện nhiều biến đổi khác nhau ở 156 dòng virus mà họ phân tích. Một số trong các dòng virus đó có ít nhất là 4 gen biến đổi chỉ trong một thời gian ngắn. “Sự đa dạng về gen của virus gây cúm A không có giới hạn như các nghiên cứu trước đây cho thấy”, các nhà nghiên cứu nói.

Điều này cũng ngụ ý rằng các nhà khoa học cần nghiên cứu cẩn thận hơn về sự lưu thông của các virus do các biến thể lớn có thể xảy ra đột ngột mà không có cảnh báo. Họ cũng đặc biệt lo ngại về khả năng biến thể ở cúm gia cầm mà kết quả là có thể lây từ người sang người. Nếu điều này xảy ra, có thể sẽ có hàng triệu người trên toàn thế giới thiệt mạng.

Trong tuần vừa qua, chính phủ Anh đã thông báo sẽ dự trữ hai triệu liều vaccine để đối phó với virus H5N1 hiện đang hoành hành tại châu Á.
                                     Nguồn: tuoitre.com.vn  26/7/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.