Vĩnh Phúc: Phản biện đề án “vườn ươm doanh nghiệp”
Vườn ươm doanh nghiệp là nơi nuôi dưỡng các doanh nghiệp, giúp chúng sống sót và lớn lên trong giai đoạn khởi sự doanh nghiệp bằng cách cung cấp cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và các nguồn lực cần thiết cho các doanh nghiệp non trẻ này (định nghĩa của Hiệp hội vườn ươm doanh nghiệp Mỹ (NBIA).
Trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá đặc điểm mô hình hoạt động của các vườn ươm doanh nghiệp trên thế giới, kết hợp với đánh giá thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đề xuất mô hình hoạt động của vườn ươm doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc nhằm phát huy hiệu quả trong quá trình ươm tạo
Đề án xây dựng vườn ươm doanh nghiệp được thực hiện với mục đích trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy mọi khả năng, nguồn lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch và cơ cấu lại kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Góp ý vào dự thảo đề án, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến sâu sát như: Tên gọi đề án cần có sự thống nhất với nội dung Đề án, bố cục còn thiếu nhất quán, có sự trùng lặp về nội dung giữa các phần. Do đó cần xác định lại phạm vi đề án, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của đề án, xác định, thực hiện đúng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư, đảm bảo cơ hội tự do kinh doanh chứ không hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước, thu hút các nguồn lực xã hội khác nhằm huy động, giúp đỡ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh…
Bên cạnh đó các đại biểu đề xuất với UBND tỉnh trước khi phê duyệt đề án cần tổ chức cho các chuyên gia đi học tập kinh nghiệm ở những nơi đã thực hiện mô hình vườn ươm doanh nghiệp mà điển hình là Đà Nẵng để khi thực hiện đề án đạt hiệu quả cao nhất.