Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 16/09/2005 14:36 (GMT+7)

‘Việt Nam Quốc sử bình diễn ca’: Tìm thấy sau gần tám mươi năm lưu lạc

Theo PGS.TS sử học Chương Thâu, nguyên cán bộ Viện Sử học Việt Nam, người đã có hơn 50 năm nghiên cứu về Phan Bội Châu, thì "Việt Nam Quốc sử bình diễn ca" (1927), thực chất là bản diễn ca chữ Nôm của bản “Việt Nam Quốc sử khảo” - chữ Hán đã được xuất bản ở Nhật Bản từ năm 1909.


Ông Chương Thâu cho biết: "Trong những năm cuối đời khi bị giam lỏng ở Bến Ngự, Huế, cụ Phan đã đem tác phẩm Việt Nam quốc sử khảo dịch ra tiếng Việt theo thể văn vần song thất lục bát, cũng gồm đủ 10 chương như nguyên bản chữ Hán". Năm 1929, cụ Phan công bố trên báo “Tiếng Dân” nhưng mới đăng được một kỳ thì bị Tây kiểm duyệt bỏ, nên toàn bộ tác phẩm này chưa được công bố.


PGS Chương Thâu bắt đầu nghiên cứu Phan Bội Châu từ năm 1956, khi còn là giảng viên Khoa Sử - Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ). Ông cho biết, năm 1967, có dịp về Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) ông may mắn được gặp cụ Nguyễn Văn Vinh lúc đó là giáo viên cấp II và cụ Nguyễn Thị Sinh là vợ sau của cụ Vương Thúc Oánh - vốn là con rể cụ Phan, là những người thuộc nhiều đoạn trong "Việt Nam Quốc sử bình diễn ca".


Trong vở ghi chép "Thơ, văn Phan Bội Châu" của cụ Nguyễn Văn Vinh có chép trọn một tiết của Chương V cuốn Việt Nam Quốc sử bình diễn ca dưới đầu đề "Dân trí nước ta thật đáng thương". Cụ Nguyễn Thị Sinh thì chỉ nhớ được một phần ở tiết của chương VI về những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm thất bại để đọc cho ông Thâu chép như Triệu Ẩu, Phùng Hưng, Lý Bí, Mai Hắc Đế, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị. Đoạn sau cụ quên.


Và cũng năm đó, ông Chương Thâu tin chắc một điều rằng, “Việt Nam Quốc sử bình diễn ca” của cụ Phan sẽ không mất, bởi cụ Vinh có cho biết một nhà giáo là Vương Kính, ở Sa Nam (Nam Đàn) cũng sưu tầm được nhiều chương, đoạn của tác phẩm này. Nhưng vào thời gian đó ông Vương Kính đang đi dạy xa nhà nên ông Thâu không tìm gặp được.


Ông Vương Lộc - cán bộ công tác ở Viện Ngôn ngữ học đã về hưu, anh trai của nhà giáo Vương Kính, cho biết: Khoảng năm 1973, ông Lộc được ông Vương Kính cho hay có sưu tầm được nhiều chương, đoạn bình diễn ca từ những người từng có thời gian sống với cụ Phan, những lão thành cách mạng như cụ Phan Đình Đồng, Hồ Sĩ Thiệu, Lê Văn Thông... nhưng cần thẩm định thêm để khẳng định đó là tác phẩm của cụ Phan Bội Châu.


Nhân đi tìm tư liệu về cụ Huỳnh Thúc Kháng trên báo “Tiếng Dân“, ông Lộc đã tình cờ đọc được bài "Độc sử cảm ngôn" ký tên Phan Bội Châu (ngày 18-7-1929). Đem về đối chiếu lại bài này với cuốn “Việt Nam Quốc sử khảo” đã được ông Thâu phiên dịch ra tiếng Việt (NXB Giáo dục, 1962), ông Lộc nhận ra đây là một đoạn diễn ca của “Việt Nam Quốc sử khảo”, từ đấy khẳng định cụ Phan Bội Châu đã diễn ca cuốn “Việt Nam Quốc sử khảo” của mình bằng chữ Hán ra chữ quốc ngữ. Từ đây, ông có dịp để so sánh, đối chiếu giúp khớp lại từng chương, đoạn mà mình sưu tầm được để hoàn thiện cuốn “Việt Nam Quốc sử bình diễn ca”. Ông Lộc cho biết, đã có nhiều người dân thuộc những chương, đoạn dài của “Việt Nam Quốc sử bình diễn ca”. Và chính họ đã giúp tác phẩm này được tìm lại một cách khá đầy đủ, trọn vẹn.


Theo ông Kính, một điều hết sức thú vị là cụ Phan đã trực tiếp diễn Nôm, biến một tác phẩm văn xuôi thành một tác phẩm văn vần, được viết theo thể song thất lục bát, gồm 4.181 câu. Tác phẩm đề cập nhiều vấn đề lịch sử, địa dư, kinh tế, xã hội... có quan hệ đến Quốc sử. Nhiều trang viết lý thú, kết hợp chặt chẽ giữa diễn với bình nhằm tuyên truyền, giáo dục, động viên mọi người đứng lên diệt thù, cứu quốc.


Gần đây ông Kính đã có nhã ý chuyển lại toàn văn bản “Việt Nam Quốc sử bình diễn ca” cho Tạp chí Huế xưa và nayđể công bố ở Huế, nơi tác phẩm quan trọng này của cụ Phan ra đời (nhưng chưa hề được xuất bản). Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên-Huế - tạp chí “Huế xưa và nay” đã có kế hoạch cùng với Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế xuất bản cuốn “Việt Nam Quốc sử bình diễn ca” trong năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày mất của cụ Phan Bội Châu (1940-2005).


“Giới thiệu "Việt Nam Quốc sử bình diễn ca", chúng ta hết sức mừng khi có trong tay mình một tập bình diễn ca quốc sử của Phan Bội Châu khá đầy đủ và trọn vẹn mà lâu nay lưu lạc, thất truyền. Mừng hơn khi thấy trước khối lượng tác phẩm vốn đã rất đồ sộ của cụ Phan nay có thêm một tác phẩm văn - sử giá trị” - ông Kính nói.


Người làm công trình Phan Bội Châu Toàn tập như ông Thâu cũng mới chỉ sưu tầm được chưa đầy một phần ba tác phẩm "Việt Nam Quốc sử bình diễn ca". Ông tâm sự ông đang chờ đợi được thưởng thức toàn văn tác phẩm này do ông Kính sưu tầm và lưu giữ bấy lâu nay sắp xuất bản.

Nguồn: nguoivienxu.vietnamnet.vn 25/3/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.