Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 25/06/2014 17:19 (GMT+7)

Vị thuốc từ cây mật nhân

  dùng là rễ, vỏ thân và quả được dùng để làm thuốc

Rễ cây bá bệnh có vị đắng, tính mát, được dùng chữa nhiều thứ bệnh như người mỏi mệt, lười hoạt động, thiếu máu, ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, tức ngực, nghẹn, khó thở, gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, cảm mạo, say rượu và tẩy giun, làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu. Tại Campuchia, người ta dùng rễ trị ngộ độc và say rượu, trị giun. Có thể dùng dưới dạng sắc thuốc, băm nhỏ đem tẩm rượu hoặc sao vàng, tán bột làm viên uống ngày 8 – 16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối sứ (khô) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30ml).

 Vỏ thân bá bệnh dùng làm thuốc bổ, trị ăn uống không tiêu. Trong vỏ chứa một chất đắng gọi là quasin, có hydroxyxeton, bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton (chiếm tỉ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng). Vỏ dùng trị những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng. Vỏ phơi khô tán bột ngâm rượu hay làm thành viên uống. Ngày dùng 4 – 6g.

Quả mật nhân dùng chữa lỵ, tiêu chảy; lá dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa.

Tác dụng cường dương, bổ thận

Tại các nước Đông Nam Á như Indonesia, Brunei, Thái Lan, Campuchia, Lào… bá bệnh (gọi là Tongkat ali) được dùng giúp nam giới tăng cường chức năng sinh lý và sức khoẻ tình dục, bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa.

Qua nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy cây Eurycoma Longifolia có chứa một số hoạt chất chính như: các hợp chất quassinoid, triterpen, các alcaloid loại canthin, các alcaloid carbolin… Những hoạt chất này có nhiều tác dụng nhưng tác dụng nổi bật nhất của bá bệnh là kích thích tăng tiết testosterone nội sinh. Những kết quả nghiên cứu cho thấy rễ dược thảo này có khả năng làm tăng cường ham muốn tình dục, làm tăng số lượng, kích thước và khả năng di chuyển của tinh trùng, tăng cường độ cương cứng của dương vật, thêm chất lượng cho quá trình quan hệ tình dục và rút ngắn thời gian phục hồi giữa hai lần giao hợp. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường chức năng sinh lý nam giới, hạn chế quá trình mãn dục nam tự nhiên.

Theo Viện nghiên cứu Forest (Malaysia), Tongkat Ali (tên gọi tại Malaysia của cây bá bệnh) có chứa các enzym chống oxy hóa superoxide dismutase. Các chất này có tác dụng tiêu hủy các gốc tự do có thể gây tổn hại cho những tế bào sống khác.

Bên cạnh tác dụng giúp tăng cường sinh lực nam giới, chất quassinoids tìm thấy trong bá bệnh có hiệu quả giảm sốt tốt.

Eurycoma longifolia cũng có khả năng làm ấm cơ thể nhờ làm tăng nhịp tim, đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu trong cơ thể. Cây bá bệnh còn chứa anxiolytic tác dụng giảm lo lắng, tăng cường hoạt động trí óc. Việc dùng thảo dược bá bệnh dạng viên bổ sung đem lại tác dụng tương tự như các thuốc chống lo âu, căng thẳng

Các bước nghiên cứu ban đầu cho thấy cây bá bệnh của Việt Nam có tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ các nước khác. Như vậy, việc tìm thấy cây mật nhân (bá bệnh) tại Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược Việt Nam, với triển vọng to lớn về ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức khỏe.

Tuy cây bá bệnh được một số nước cho rằng có tác dụng cường dương và điều trị mãn dục nam nhưng ở VN chưa có báo cáo khoa học nào tương tự về loại cây này. Theo các nhà dược học thì “mỗi loại thảo dược khi phân bố ở những điều kiện thổ nhưỡng khác nhau thì tính chất hóa học của nó cũng khác nhau. Mặc khác, thời gian thu hái, điều kiện phơi sấy, chế biến cũng quyết định rất nhiều đến các tính chất chữa bệnh của loại thảo dược đó. Trường hợp cây bá bệnh cũng không là ngoại lệ”.

Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, dùng rễ cây bá bệnh ở liều cao sẽ gây tác dụng phụ. Hiện tượng thường gặp nhất là mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày nên có nguy cơ làm giảm hưng phấn tình dục. Ngoài ra, nó còn làm gia tăng thân nhiệt, gây bồn chồn lo lắng, làm giảm tính kiên nhẫn và có khi gây nóng nảy tức giận. Vì thế những người làm nghề lái xe không nên uống các chế phẩm từ cây bá bệnh này hoặc chỉ sử dụng ở liều thật thấp. Lời khuyên của các chuyên gia là nên uống liều thấp và dùng dài ngày vẫn tốt hơn là dùng liều mạnh trong một ngày. Riêng phụ nữ có thai thì không nên dùng.

Tuy mang tiếng là cây bá bệnh nhưng những tác dụng trị bệnh của nó không nhiều, chỉ là một số bệnh thường gặp được trị theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, tác dụng “nổi bật” mà hiện nay các nhà sản xuất đang nhắm đến là tác dụng “cường dương, bổ thận” và đặc biệt là chứng mãn dục nam.

Toa thuốc ngâm rượu đang được phổ biến trong dân gian:

Tần Thủy Hoàng tửu: rễ bá bệnh 50g, hồng sâm 20g, đương quy 20g, hà thủ ô 20g, dâm dương hoắc 30g, nhục thung dung 30g, chuối hột chín sấy khô 30g, đỗ trọng 30g, câu kỷ tử 20g, táo tầu 20 trái. Ngâm với 10 – 15 lít rượu gạo. Cứ 2 – 3 ngày quấy 1 lần. Sau 10 – 15 ngày có thể dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 50ml, uống lúc ăn hoặc sau khi ăn.

Tác dụng: bổ thận, tráng dương, tăng nội tiết tố nam, bồi bổ cơ thể, trị đau lưng, nhức mỏi, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, mất ngủ…

Lưu ý: phụ nữ đang mang thai không được dùng.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.