Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 01/03/2012 22:43 (GMT+7)

Vai trò của khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất ngành công thương

Như vậy, có thể thấy do chưa nhận thức rõ vai trò và sự kết hợp của các thành phần công nghệ (thiết bị, nhân lực, thông tin, quản lý) trong sản xuất với sức ép ngày một cạnh tranh; do hạn chế về năng lực công nghệ tại các doanh nghiệp khiến giảm thiểu khả năng tiếp thu, thích nghi, cải tiến và sáng tạo công nghệ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, năng lực quản lý sản xuất, thiếu thông tin, kinh nghiệm trong việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ… đã khiến cho hiệu quả đầu tư sản xuất kém như trên. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 trên địa bàn tỉnh Đăk Nông ước đạt 413,15 tỷ đồng. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho các nhà quản lý. Đây cũng chính là bài toán cần phải giải quyết cấp bách của tỉnh khi định hướng phát triển trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế là Công nghiệp-Dịch vụ-Nông lâm nghiệp vào năm 2015.

Nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng để cho các ngành, các cấp có những định hướng và giải pháp triển khai thực hiện các giải pháp khoa học, công nghệ khắc phục những hạn chế và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội nói trên, đồng thời khuyến khích và tạo ra các động lực thúc đẩy doanh nghiệp chủ động xúc tiến đổi mới công nghệ trong một môi trường hỗ trợ đồng bộ và hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học-công nghệ và tổ chức tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông đã ban hành Quyết định số 42/2005/QĐ-UBND ngày 31/8/2005 về việc triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Đăk Nông đến năm 2020”. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành đã có những động thái tích cực nhằm triển khai các giải pháp đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ về khoa học công nghệ…Để giúp các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công thương trên địa bàn tỉnh có định hướng và nhận thức đúng về tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông đã đưa nhiệm vụ này vào kế hoạch hàng năm của Sở như: Đào tạo nguồn nhân lực, trợ giúp tài chính để doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị mới thông qua các chương trình khuyến công, hướng dẫn và định hướng để doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Do các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành công thương trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công thương cũng đạt được một số kết quả nhất định.

1. Trong lĩnh vực sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) để nổ mìn khai thác đá và thi công công trình:

Trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng công nghệ nổ mìn lạc hậu như nổ mìn bằng dây cháy chậm, nổ mìn bằng kíp nổ tức thời…phương pháp này không mấy mang lại kết quả, bên cạnh đó trong quá trình sản xuất thường gây mất an toàn dẫn đến những tai nạn thương tâm. Để khắc phục tình trạng này, Sở Công Thương đã hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VLNCN phải áp dụng những công nghệ nổ mìn tiên tiến hơn trong hoạt động sản xuất. Đến nay, đã có 40/40 doanh nghiệp sử dụng công nghệ nổ mìn tiên tiến bằng phương pháp vi sai điện vào hoạt động sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn trong sản xuất.

2. Trong công nghiệp chế biến:

Đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như lĩnh vực chế biến đá xây dựng, nhiều doanh nghiệp đã thay thế công nghệ chế biến cũ kỹ, lạc hậu, tốn nhiều năng lượng, hao hụt nhiều nguyên liệu trong chế biến với công suất 28 m 3/giờ, bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu hao nguyên liệu trong quá trình chế biến với công suất 150 m 3/giờ; Trong chế biến nông sản (cà phê) nhiều công ty đã đầu tư máy phân loại màu với công nghệ tiên tiến để thay thế cho phương pháp lượm nhặt thủ công; Trong chế biến sản xuất gỗ, đã đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại theo công nghệ của Đức với công suất 100.000 m 3ván MDF/năm…

3. Trong lĩnh vực hỗ trợ đầu tư và chuyển giao công nghệ:

Thông qua các đề án khuyến công, tính đến hết năm 2010, Sở Công Thương đã thực hiện 26 đề án khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ… Trong đó, đáng chú ý là xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật đánh bóng ướt cà phê nhân theo công nghệ tiên tiến của Tập đoàn Fargo Group (Brazin) vào hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH TM-XNK Việt Quang, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp; Hợp tác xã nông lâm nghiệp-thương mại dịch vụ 19/5, xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức; Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến đậu phộng xuất khẩu tại Công ty TNHH công nghệ thực phẩm Tất Thắng, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut; Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất máy chế biến nông sản…

4. Đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức thăm quan, học tập về ứng dụng khoa học công nghệ:

Sở Công Thương đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh như phối hợp với trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội và Trường Cao đẳng công nghiệp Tuy Hòa, Bộ Công Thương tổ chức 2 lớp đào tạo các kiến thức cơ bản về VLNCN; phối hợp với trường Cao đẳng Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu và khí đốt hóa lỏng LPG; Phối hợp với Trung tâm phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Bộ Công Thương tổ chức lớp tập huấn về Thương mại điện tử và phổ biến các văn bản pháp luật về thương mại điện tử cho các cơ quan quản lý và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Sở Công Thương còn tổ chức các đợt thăm quan, học tập kinh nghiệm trong quản lý và hoạt động sản xuất của các đơn vị trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, Cần Thơ, Tiền Giang…

Qua 5 năm triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Nông đến năm 2020” theo Quyết định số 42/2005/QĐ-UBND ngày 31/8/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, gia đoạn đầu (2005-2010) kết quả cho thấy tốc độ phát triển của ngành công thương được tăng trưởng qua từng năm, cụ thể như sau:

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp

413,15

564,7

764,0

980,0

1.255

1.720

Công nghiệp khai thác

44,17

66,25

200,0

245,0

365,0

165,0

Công nghiệp chế biến

335,35

450,45

494,0

645,0

870,0

1.305

Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước

33,63

48,0

70,0

90,0

120,0

250,0

Qua bảng trên đã phản ánh kết quả đạt được trong việc ứng dụng và cải tiến công nghệ vào quá trình sản xuất đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển và tăng trưởng của ngành công thương nói riêng và sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung. Tuy nhiên, có thể thấy được sự tăng trưởng của ngành vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Chính vì vậy, thực hiện “Chiến lược phát triển khoa học công nghệ” của ngành công thương trên các lĩnh vực; nâng cao năng lực công nghệ tại các doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp thu, thích nghi, cải tiến và sáng tạo công nghệ nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, năng lực quản lý sản xuất, mở rộng kênh thông tin về việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ… đó là nhiệm vụ cấp bách của ngành trong thời gian tới, mà định hướng, giải pháp chủ yếu để thực hiện như:

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ;

- Tiến hành đánh giá hiện trạng và lập báo cáo về tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh và đề xuất hướng áp dụng những công nghệ tiên tiến;

- Nghiên cứu để phát triển một số thiết bị, công nghệ chế biến có nhu cầu sử dụng rộng rãi tại địa phương;

- Tăng cường khả năng chủ động, vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ theo hướng hợp lý hóa và tự động hóa sản xuất;

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp ưu tiên của tỉnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ, năng suất và chất lượng./.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.