Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 11/08/2011 19:21 (GMT+7)

Vài nét về bộ Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên

Bộ sách này được chép tay sạch sẽ, chữ viết chân phương rõ ràng, tuy có một số chỗ lầm sót nhưng không đáng kể, mỗi trang có 7 dòng, ngoài những chú thích viết theo lối lưỡng cước thì số chữ trong mỗi dòng đều như nhau, từ 17 (những dòng bình thường) đến 20 chữ (những dòng có chữ viết đài), có thể nghĩ là bản mẫu dùng để chuẩn bị khắc in. Ngoài phần đầu (khi khắc in thường được gọi là quyển thủ), bộ sách được chia làm 29 quyển, 19 quyển chép về đời Thành Thái (1889 - 1907) và 10 quyển chép vè đời Duy Tân (1907 - 1916). Sau đây xin giới thiệu phần đầu gồm Tờ tâu của Quốc sử quán về thể lệ biên soạn, Phàm lệ, Tổng mục, Bản khai chức danh các quan viên tham gia biên soạn bộ Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên.

Tờ tâu của Quốc sử quán về thể lệ biên soạn

Ngày 6 tháng 11 năm Khải Định thứ 7 (1922) bọn thần là Tổng tài, Toản tu ở Quốc sử quán tâu:

Trộm nghĩ ông vua một đời ắt có Thực lục của một đời, Thục lục và chi tiết hay đại lược khác nhau nhưng phàm lệ là một. Thực lụcvề Liệt thánh triều ta mỗi triều đều thành một kỷ, từ Đệ nhất kỷ tới Đệ đóng in thành tập, đưa vào kho quốc sử. Vẫn phụng chiếu theo Phàm lệ viết sử các đời, phàm người làm vua ai có miếu hiệu thì soạn thành Chính biên, ai không có miếu hiệu thì không được làm thành một kỷ riêng mà phụ vào kỷ trước, gọi là Phụ biên. Năm Hàm nghi thứ 1 (1884) kính cẩn biên soạn Thực lục Đệ tứ kỷvề Dực Tông Anh hoàng đế, phụng chuẩn đưa Lãng quốc công phụ vào cuối kỷ, gọi là Phế đế. Năm Thành Thái thứ 6 (1884) kính cẩn biên soạn Thực lục Đệ tứ kỷ về Giản tông Nghị hoàng đế, phụng chuẩn chép Xuất đế phụ vào cuối kỷ, gọi là Hàm Nghi đế. Đó là Phạm lệ theo lời đình nghị nhất trí phụng chuẩn tuân hành, biên chép về đời Thành Thái, Duy Tân cũng đều như thế. Nay kính phụng Chính biên Đệ lục kỷ về Cảnh tông Thuần hoàng đế hoàn thành, xin chép nối hai đời Thành Thái, Duy Tân phụ vào cuối kỷ để đầy đủ năm tháng. Duy việc hai vua ấy so với việc Lãng quốc công xuất bôn vì quyền thần bức bách đều có khác nhau, thì thể lệ phần Phụ biên nên xưng hô thế nào (hoặc gọi là Phế đế hoặc gọi theo tước phong bị giáng), Quốc sử quán bọ thần không dám sơ suất, dám xin tâu lên để chờ định đoạt.

Phụng châu phê: Chuẩn vẫn cho gọi là Phế đế, theo sự thật chép phụ vào cho phù hợp. Tới như tước phong là do trẫm nghĩ không thể không lấy ý ban ơn để an ủi, là muốn bày tỏ hết ý thương xót mà thôi. Kính đấy!

Thần Hồ Đắc Trung

Thần Cao Xuân Tiếu

* Phàm lệ

1. Phàm tất cả những điều có liên quan về chính sự chế độ có thân định thay đổi cùng những điều phải chép trong Phụ biên đều phỏng theo Chính biên mà chép, nếu là những điều bình thường mà Chính biên đã chép trước thì nay lược đi trong phần Phụ biên, duy có chỗ nào khác mới chép, đại khái phép tắc ghi chép Phụ biên so với Chính biên có chỗ không hợp mà đồng.

2. Phần Phụ biên này chia theo năm hơi nhiều (Thành Thái 19 năm, Duy tân 10 năm, tất cả 29 năm),đều theo năm chia thành quyển, nhưng lấy Thực lực Chính biên Đệ lục kỷthống thuộc để hợp thể tài mà tiện kê cứu.

3. Những chứ đế (vua) trong Phụ biên châm chước viết đài ở hàng thứ hai để phân biệt với chữ đế trong Chính biên, là tuân theo và chước lượng Phàm lệ đã được phê chuẩn.

4. Vâng chiểu theo dưới niên kỷ trong Đệ lục kỷ Chính biên chia ra chú năm bao nhiêu Tây lịch và niên hiệu nhà Thanh. Nay vì nước ta có quan hệ chặt chẽ với Đại Pháp bảo hộ mà không có liên quan gì với Trung Quốc, xin giữ phần chú thích về Tây lịch, còn phần chú về niên hiệu Trung Quốc thì bỏ đi. Đó đại khái là theo thời đổi lệ vậy.

5. Nếu gặp chữ tôn húy thì hoặc kính cẩn viết thiếu một nét hoặc bỏ trống một nửa để làm rõ sự thận trọng, còn địa danh thì theo tên hiện nay hoặc viết giảm nét, tới như tên người thì đều đổi thành chữ khác. Những chữ húy khác đã vâng lệnh bỏ lệ cấm thì đều viết thẳng.

* Tổng mục

Phụ biên về Phế đế Thành Thái

Từ tháng Giêng năm Kỷ Sửu Thành Thái thứ 1 (1889) đến tháng 7 năm Đinh Mùi Thành Thái thứ 19 (1907) mỗi năm một quyển, tất cả 19 quyển (Tổng mục đính kèm quyển 1).

Phụ biên về Phế đế Duy Tân

Từ tháng 7 năm Đinh Mùi Duy Tân thứ 1 (1907) đến tháng 3 năm Bính Thìn Duy Tân thứ 10 (1916) mỗi năm một quyển, tất cả 10 quyển (trong đó Duy Tân năm thứ 1 là quyển 20).

* Bản khai chức danh các quan viên tham gia biên soạn Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên

Vâng khai tên họ chức quan của các bề tôi

Nhóm thứ nhất:

Tổng tài:

Thái tử Thiếu bảo Đông các đại học sĩ lãnh Thượng thư bộ Lễ sung Cơ mật viện đại thần kiêm quản Khâm thiên giám Quốc tử giám, Khánh Mỹ tử, thần Hồ Đắc Trung.

Thái tử Thiếu bảo Hiệp tá đại học sĩ lãnh Thượng thư bộ Lễ sung Cơ mật viện đại thần kiêm quản Khâm thiên giám Quốc tử giám, Xuân Hòa nam, thần Võ Liêm.

Toản tu:

Thượng tư, thần Cao Xuân Tiếu

Tham tri, thần Nguyễn Văn Lý

Tham tri, thần Nguyễn Đình Tiến

Tuần phủ tạm sung thần, Ưng Bình.

Tuần phủ cải bổ, thần Tôn Thất Chử

Biên tu:

Thị độc, thần Cao Hoằng

Tạm phái:

Hàn lâm viện Thừa chỉ, thần Tôn Thất Vĩ

Hàn lâm viện Tu soạn, thần Nguyễn Xuân Vịnh

Đằng lục:

Hàn lâm viện Trước tác, thần Phan Ngọc Hoàn

Hàn lâm viện Tu soạn, thần Nguyễn Đình Đối

Hàn lâm viện Kiểm tịch, thần Phạm Xuân Chính

Hàn lâm viện Kiểm tịch, thần Nguyễn Đình Bân

Thu chưởng:

Hàn lâm viện Tu soạn, thần Trần Nhã Diễm

Nhóm thứ hai:

Kiêm quản:

Hiệp tá đại học sĩ lãnh Thượng thư bộ Giáo dục quốc dân kiêm sung Ngự tiền văn phòng Tổng lý đại thần sung Cơ mật viện đại thần, thần Phạm Quỳnh

Tổng tài:

Thượng thư, thần Lê Nhữ Lâm

Biên tu:

Hồng lô tự khanh, thần Hoàng Chu Tích

Khảo hiệu:

Hàn lâm viện Thị giảng, thần Nguyễn Gia Đổng

Đằng lục (thừa phái sung):

Hàn lâm viện Biên tu, thần Nguyễn Thước

Hàn lâm viện Kiểm tịch, thần Vũ Đình Cung

Thu chưởng (thừa phái sung):

Hàn lâm viện Kiểm tịch, thần Nguyễn Hiển Thạc

Chưa nói tới nội dung hứa hẹn nhiều thông tin hay lạ về lịch sử Việt Nam trong gần 30 năm từ 1889 đến 1916, chỉ riêng phần mở đầu trên đây của bộ Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ phụ biêncũng gợi cho người ta một cách nhìn khác hơn về triều Nguyễn dưới thời Khải Định. Lời Châu phê của (hay nhân danh) Khải Định nói trên là một ví dụ - tuy về chính trị thì lúc bấy giờ cái triều đình này chỉ còn là một con rối trong tay ngoại nhân nhưng trên phương diện văn hóa thì trong tất cả những hiểm nghèo của vị trí lịch sử hai mặt nói trên, nhiều cá nhân trong số vua quan ấy vẫn cố gắng gìn giữ những kỷ niệm về hai vị vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân, tìm trong quá khứ nếu không phải là một sự vinh quang thì ít ra cũng là một niềm an ủi. Hay nhìn từ khía cạnh học thuật, điều 4 trong Phàm lệ mặc dù viện dẫn lý do chính trị "có quan hệ chặt chẽ với Đại Pháp bảo hộ mà không có liên quan gì với Trung Quốc" để bỏ phần niên hiệu Trung Quốc đi vẫn thể hiện một quan niệm niên biểu vượt ra khỏi tập quán sử học truyền thống, quan niệm này tuy ít nhiều còn bị động nhưng chính phản ánh một không gian khác của cả lịch sử lẫn sử học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tất cả những điều nói trên cho phép người ta mong mỏi việc thay đổi nhận thức về triều Nguyễn của giới sử học quan trọng Việt Nam sẽ được thể hiện một cách cụ thể hơn nữa, vì cách nay hai ba năm người ta vẫn thấy họ bận rộn với những công trình loại Lược sử Nam bộ (!), trong khi bản sao ảnh của hai bộ sách quý hiếm nhưng không mấy đồ sộ này đã được đưa về Việt Nam từ 2003…

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng AI trong truyền thông, báo chí
Ngày 29-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Chương trình tập huấn với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) – Ứng dụng trong báo chí hiện đại”. Học viên tham dự tập huấn là các phóng viên, biên tập viên thuộc các cơ quan báo chí của các Tổ chức KH&CN, Hội ngành toàn quốc trong hệ thống.
Quảng Ngãi: Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác năm 2025, Liên hiệp hội tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Quảng Bình: Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính - công vụ - xã hội
Ngày 28/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính- công vụ - xã hội cho 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức một số sở ngành, cơ quan Liên hiệp Hội và hội viên của các Hội thành viên.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng chúc mừng Liên hiệp hội Hà Tĩnh nhân Kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 26/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27/5/1995-27/5/2025). Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, đại diện các tỉnh bạn, các sở ngành tại địa phương và lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Liên hiệp hội qua các thời kỳ.
Phát động hưởng ứng Ngày phòng chống tác hại của thuốc lá tại Phú Yên
Sáng qua 28/5, tại Trường đại học Phú Yên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng với thông điệp: “Phòng chống tác hại của thuốc lá bảo vệ thế hệ tương lai”, “Vì sức khỏe người tiêu dùng hãy nói không với thuốc lá”.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.
Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.