Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 21/02/2011 18:57 (GMT+7)

Vài chi tiết thú vị về Hồ Chủ tịch

Một bức ký họa của Bác Hồ

Quyển sách Hochiminh, a life(Hồ Chí Minh, Một cuộc đời) dày gần 700 trang của William J. Duiker đã cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu quý và chi tiết thú vị về cuộc đời của Bác Hồ. Một trong những chi tiết thú vị là bức họa đăng trên tờ Paria(Người cùng khổ) mà chủ bút kiêm họa sĩ trang trí không ai khác là Nguyễn Ái Quốc, tức Bác Hồ của chi\úng ta ngày nay. Vì ở cuối bức họa ở bên góc phải có các chữ NGUYỄN A Q.

Bức họa vẽ một người Âu béo phị nằm dài trên một chiếc xe kéo do một người Việt Nam gầy gò kéo. Bức họa ghi lời người Âu ngồi trên xe:

“Hãy chạy nhanh lên. Hãy chứng tỏ lòng trung thành vì Thượng đế…”.

Điều thú vị là khi gặp lại Bác năm 1946, khi Bác với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp qua dựj hội nghị Fontainebleau, danh họa Picasso đã kể lại cảm tưởng của ông đối với bức họa của Nguyễn Ái Quốc. Ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký riêng của Bác có mặt trong cuộc gặp gỡ Hồ Chí Minh – Picasso đã thuật lại lời của danh họa Picasso như sau:

“Chỉ mấy nét vẽ này ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tàng ẩn bên trong. Nếu như anh tiếp tục con đường hội họa thì cũng có thể là một danh họa. Nhưng hôm nay anh Nguyễn đã là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả tập tranh đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh độc lập tự do của một dân tộc”.

Lời bình của Picasso tương xứng với lời bình của giáo sư William J. Duiker khi đánh giá cuộc đời Hồ Chủ tịch trong cuốn sách trên:

Bìa sách của William J. Duiker

“Không những ông Hồ là người sáng lập Đảng và sau này là Chủ tịch nước, ông còn là chiến lược gia chủ yếu và là biểu trưng của đất nước tạo ra cảm hứng mạnh mẽ nhất. Ông là một nhà tổ chức tài ba, đồng thời còn là một nhà chiến lược khôn ngoan và một người lãnh đạo hấp dẫn. Con người Hồ Chí Minh, một nửa là Lênin, một nửa là Gandhi, và là sự kết hợp năng động của cả hai. Trong khi cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam là một sự kiện tất yếu không thể tránh, vượt lên trên số phận của những con người cá biệt, nếu không có ông hồ thì sự kiện đó sẽ có một cục diện rất khác, những hậu quả rất khác… Ông kết hợp được trong bản thân ông hai trong những lực lượng trung tâm của lịch sử Việt Nam hiện đại: hoài bão có được độc lập dân tộc và hoài bão có được công bằng xã hội – kinh tế. Vì rằng hai lực lượng đó vượt ngoài bờ cõi của quốc gia ông, cho nên ông Hồ có khả năng truyền đạt thông điệp của ông đến khắp các dân tộc thuộc địa trên thế giới và đáp ứng yêu cầu của họ về một cuộc sống danh dự và tự do, thoát khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc. Bất kể lời phán xét cuối cùng như thế nào đối với di sản của ông để lại cho dân tộc của mình, Hồ Chí Minh vẫn có vị trí trên tượng đài của các vị anh hùng cách mạng đã chiến đấu ngoan cường cho những người cùng khổ trên thế giới, giúp họ nói lên được tiếng nói đích thực của họ. ( Hochiminh, a life, tr 577, Nxb Hyperion, New York).

Vì sao tôi theo chủ nghĩa Mác?

Trong cuốn sách trên, tác giả William J. Duiker còn đưa ra nhiều chi tiết khác. Một chi tiết thú vị là lời giải thích vì sao Bác theo chủ nghĩa Mác – Lênin mà không theo một chủ nghĩa nào khác, khi trả lời một câu hỏi của Charles Fenn, nhân viên OSS (1) vào năm 1945 trong những ngày đầu cuộc cách mạng Tháng Tám thành công (tr 572):

“Trước hết ông phải hiểu rằng giành được độc lập từ một cường quốc lớn như Pháp là một nhiệm vụ rất nặng nề, nó chỉ có thể thành công với một sự hỗ trợ nào đó từ bên ngoài, không nhất là bằng vũ khí, mà còn là trong các lĩnh vực như là lời khuyên, các cuộc giao tiếp. Trên thực tế, người ta không thể giành được độc lập bằng cách ném bom, đàn áp… Đó là lỗi lầm mà các nhà cách mạng trước đây thường mắc phải, người ta phải giành độc lập qua các khâu tổ chức, tuyên truyền, huấn luyện và kỷ luật. Người ta cũng cần một loạt những niềm tin, một Phúc âm, một sự phân tích thực tiễn, ông có thể nói một Kinh thánh. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho tôi tất cả những bộ phận đó”.

Rồi Fenn hỏi tại sao Hồ Chủ tịch lại không chọn chế độ dân chủ hay một chế độ chính trị nào khác thay vì hệ tư tưởng Mác – Lênin, có thể làm mất đi nhiều thiện chí của Hoa Kỳ, một xứ sở mà Hồ Chủ tịch thường ca ngợi. Bác Hồ trả lời là chỉ sau khi Bác đến Mạc Tư Khoa, Bác mới nhận được sự giúp đỡ thực tế. Trong các cường quốc chỉ có Liên Xô mới là người bạn thực sự của Việt Nam, mặc dù người bạn đó cũng không có giàu có gì, cũng đang rất thiếu thốn. Những người bạn chân thật khác của Việt Nam là các dân tộc châu Á và châu Phi đang rên xiết dưới ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc. Trước Thế chiến thứ nhất, Bác Hồ đã từng lao động trên các tàu biển đi lại nhiều nơi trên thế giới và Bác đã gặp những người bạn lao động châu Á, châu Phi, họ cũng đang chịu sự thống khổ do chủ nghĩa đế quốc gây ra, và rất thông cảm với nhân dân Việt Nam cùng chịu những nỗi thống khổ như vậy.

Bức ký họa đăng trên tờ Paria (Người cùng khổ)

Kèm theo là bức thư bằng Anh ngữ Bác Hồ gửi cho Charles Fenn khi ông này đang ở miền Nam Trung Hoa. Bức thư cho biết Bác Hồ vốn có nhiều thiện cảm với nước Mỹ và có ý tưởng kêu gọi Mỹ ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Sau đây là toàn văn bức thư Bác Hồ gửi cho hai ông Bernard và Fenn, nhân viên OSS dưới quyền của tướng Chenault:

“Hai ông Bernard và Fenn thân mến,

Tôi rất cảm ơn các ông đã săn sóc những người của chúng tôi. Tôi mong là họ sẽ học được những chuyên môn cần thiết cho cuộc đấu tranh chung của chúng ta đã chống bọn Nhật Bản.

Tôi hy vọng các ông sẽ sớm đến thăm chúng tôi ở đây, tại căn cứ địa của chúng tôi. Nó sẽ được mở rộng. Cho phép tôi gửi lời kính trọng đến tướng Chenault.

Những lời chúc tốt nhất từ những người bạn chân thành.

Mùng 5 tháng 5”.

Cuối bức thư trên có một đoạn ngắn không viết tay mà đánh máy. Đoạn ấy như sau:

“Ông Fenn thân mến,

Tôi cảm ơn ông nhiều về tình bạn tích cực của ông. Tôi sẽ cố gắng cử một người đến gặp ông. Nhờ chuyển lời chào của tôi đến các bạn của chúng tôi. Tôi gửi ông lời chúc tụng thân mến nhất và Hồ Chí Minh mãn mãi là người bạn chân thành của ông”.

Chúng ta chú ý là Bác Hồ có một chữ ký vắn tắt khác với chữ kỹ sau này thường thấy ở Bác, ghi rõ cả họ tên Hồ Chí Minh.

William J. Duiker là giáo sư môn Đông Á học tại trường Đại học bang Pensylvania. Ông vốn là một quan chức ngoại giao từng công tác nhiều năm tại Việt Nam trước năm 1975. Ông là một chuyên gia về lịch sử Việt Nam hiện đại và Trung Hoa. Để viết cuốn sách này, ông đã ra công thu thập tư liệu hơn 30 năm và đi lại Việt Nam nhiều lần sau năm 1975.

Chú thích:

1)    Office of Strategic Services – Cơ quan tình báo quân đội được thành lập trông Thế chiến thứ hai, tiền thân của Cục tình báo trung ương (CIA).

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.