Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 13/12/2006 23:39 (GMT+7)

Tướng Nguyễn Sơn, người nước ngoài duy nhất được phong quân hàm cấp tướng của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc

Hồng thuỷ (1908 - 1956), học viện khoá bốn trường Quân sự Hoàng Phố. Tướng lĩnh Quân giải phóng. Người thành phố Hà Nội, Việt Nam . Tên gốc là Võ Nguyên Bác, tên đi học là Nguyễn Sơn, sau đổi thành Hồng Thuỷ, Hồng Tú.

Hòi nhỏ, Hồng Thuỷ đã từng lưu học ở Pari, nước Pháp. Đầu năm 1925, Hồng Thuỷ từ Việt Nam sang Quảng Châu. Được sự giới thiệu của Hồ Chí Minh đang ở Quảng Châu tham gia cuộc đấu tranh Cách mạng của Trung Quốc, Hồng Thuỷ vào học khoá bốn trường Quân sự Hoàng Phố.

Mùa hè năm ấy, Hồ Chí Minh mở lớp huấn luyện cán bộ thanh niên Cách mạng Việt Namtại Quảng Châu, để bồi dưỡng cán bộ cho Cách mạng Việt Nam . Sau đó, Hồng Thuỷ chuyển vào học Khoá hai lớp huấn luyện cán bộ thanh niên Cách mạng Việt Nam , đến đầu năm 1927 tốt nghiệp. Trong thời gian học tập ở lớp này Hồng Thuỷ gia nhập “ Việt Namthanh niên Cách mạng đồng chí Hội” (tiền thân của Đảng Lao động Việt Nam) do Hồ Chí Minh tổ chức, trở thành Đảng viên sớm nhất của Đảng Lao động Việt Nam .

Tháng 8-1927, Hồng Thuỷ gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tháng 12 tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu do Trương Thái Lôi, Diệp Lĩnh lãnh đạo. Sau khi cuộc khởi nghĩa Quảng Châu thất bại, Hồng Thuỷ chuyển sang Thái Lan làm công tác Việt kiều.

Năm 1929, Hồng Thuỷ lại sang Trung Quốc, đến vùng Đông Giang, tỉnh Quảng Đông tham gia cuộc đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Hồng Thuỷ đảm nhiệm chức vụ Uỷ viên chính trị tiểu đoàn thuộc đoàn 428 Hồng Quân.

Mùa xuân năm 1931, cùng đoàn 428 di chuyển vào khu vực miền Tây Phúc Kiến, được biên chế vào quân đoàn 12 Hồng quân Mân Tây mới thành lập. Sau đó, quân đoàn 2 Hồng quân mới và quân đoàn 12 cũ hợp nhất thành quân đoàn 12 Hồng Quân…..

Năm 1932, Hồng Thuỷ được điều đến Thuỵ Kim làm trưởng ban tuyên truyền kiêm giáo viên chính trị - văn hoá Trường Chính trị quân sự Trung ương Hồng quân công nông Trung Quốc (gọi tắt là Hồng Quân học hiệu). Sau đó, Hồng Thuỷ sáng lập Đoàn kịch công nông của trường Hồng quân đầu tiên trong lịch sử Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, đóng góp tích cực vào việc xây dựng đời sống văn hoá của Hồng quân Trung ương.

Tháng 1-1934, tại Đại hội đại biểu công nông binh toàn quốc lần thứ hai, Hồng Thuỷ được bầu làm Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương nước Cộng hoà Xô viết Trung Hoa (do Mao Trạch Đông làm chủ tịch).

Tháng 10- 1934, cùng Hồng Quân Trung ương tham gia cuộc trường chinh 2 vạn 5 ngàn lý (thường gọi là Vạn lý trường chinh - ND), Hồng Thuỷ đảm nhiệm giáo viên đoàn cán bộ quân uỷ Trung ương (Trần Canh là trưởng đoàn).

Trong thời kỳ chiến tranh kháng Nhật, Hồng Thuỷ từng đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm Uỷ ban động viên khu 4, huyện Ngũ Thái; Trưởng ban tuyên truyền địa uỷ Đảng Cộng sản Trung Quốc vùng đông bắc Sơn Tây; Tổng biên tập Kháng địch báocủa biên khu Tấn-Sát-Ký; Trưởng ban tuyên truyền của biên khu…

Năm 1945, theo bàn bạc của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồng Thuỷ được điều về Việt Nam, đảm nhiệm Tư lệnh kiêm chính uỷ Liên khu V, Liên khu IV, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp do Hồ Chí Minh lãnh đạo, có cống hiến quan trọng vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam.

Năm 1950, theo thoả thuận của Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hồng Thuỷ lần thứ 3 sang Trung Quốc. Sau khi học tập một thời gian ở học viện quân sự Nam Kinh, Hồng Thuỷ đảm nhiệm các chức vụ: Phó cục trưởng Cục điều lệnh Bộ tổng giám huấn luyện Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Tổng biên tập Tạp chí huấn luyện chiến đấu của Quân uỷ….Tháng 9-1955 được phong quân hàm Thiếu tướng, Hồng Thuỷ là người nước ngoài duy nhất được phong quân hàm cấp tướng của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Mùa hè năm 1956, Hồng Thuỷ bị bệnh ung thư, nhớ Tổ quốc, đề xuất yêu cầu trở về nước. Được Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý, Hồng Thuỷ về đến Hà Nội, Việt Nam. Tháng 10 cùng năm, Hồng Thuỷ ốm nặng, từ trần tại Hà Nội

Nguồn: Xưa và nay, số 269, tháng 10-2006.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.