Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 15/03/2011 19:30 (GMT+7)

Từ loại tiếng Việt và vấn đề chú thích từ loại trong từ điển

1. Vấn đề từ loại

Trong tiếng Việt vấn đề từ loại đến nay vẫn chưa thật ổn định. Số lượng từ loại được các tác giả phân định khác nhau. Xin dẫn một vài thí dụ:

Trong từ điển Từ và ngữ Việt Nam , tác giả Nguyễn Lân chú thích các từ theo những từ loại sau đây: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, trạng từ, mạo từ (loại từ), giới từ, liên từ, thán từ, trợ từ.

Theo Từ điển tiếng Việt,Viện Ngôn ngữ học, tiếng Việt có: danh từ, đại từ, tính từ, động từ, phụ từ, kết từ, trợ từ, cảm từ.

Đại từ điển tiếng Việt, (Nxb Văn hóa - Thông tin, 1998) chú thích từ loại như sau: danh từ, đại từ, tính từ, động từ, phụ từ, liên từ, trợ từ, thán từ.

Tác giả Ngữ pháp tiếng Việt(Nxb Giáo dục, 2005) phân chia các từ thành: danh từ (và loại từ), số từ, tính từ, động từ, đại từ, định từ, phó từ, quan hệ từ, tình thái từ, trợ từ, thán từ.

Đại từ điển Việt - Nga, tập I (Ma-xco-va, 2006) chú thích các từ theo các loại từ sau đây: danh từ, đại từ, loại từ, số từ, động từ, tính từ, phụ từ, kết từ, trợ từ, cảm từ, từ tượng thanh.

Qua sự liệt kê trên, ta thấy còn có những sự khác biệt quan trọng: loại từ (mạo từ)số từlà những từ loại riêng hay là những tiểu loại của danh từ. Việc tách động từtính từthành hai từ loại là thống nhất trong các sách ngữ pháp và từ điển, nhưng như vậy đã thỏa đáng chưa hay còn phải bàn tiếp.

1.1  Về loại từ

Vấn đề loại từđã được thảo luận nhiều và khá kĩ lưỡng. Đến nay có thể nói rằng chỉ có một vài tác giả tách loại từthành một từ loại riêng, còn hầu hết đều coi loại từlà danh từ (dù có tách nó thành một tiểu loại). Tuy rằng trong các tài liệu nghiên cứu và sách giáo khoa ngữ pháp đã có sự thống nhất như vậy, nhưng trong vài quyển từ điển xuất bản những năm gần đây vẫn còn có chú thích loại từvà điều đáng chú ý là tiêu chí phân định loại từtrong các cuốn từ điển này nhiều khi không nhất quán và khá tùy tiện.

Trong Từ điển từ và ngữ Việt Namnhững từ những, các, cáiđược chú thích là mạo từ,nhưng còn từ convà những từ được các tác giả khác coi là loại từ thì lại được chú thích là danh từ.

Trong Đại từ điển Việt - Nga, tập I từ cácđược chú thích là chỉ tố ngữ pháp(?), từ cáiđược chú thích như sau:

CáiI danh từ(rất khó tìm được cái như thế này, cái nàocũng được, không thiếu một cái gì).

II phụ tố tạo từ( cái ăn, cái mặc, cái nhìn, cái chết,còn nhiều cái chưa biết).

III loại từ (cái bàn; … cái nghĩa, cái tình...)

Loại từtrong từ điển này được mở rộng đến mức những từ trong cụm từ bà hàng xóm, bà mẹ chồng,cụm từ anh emtrong cụm từ anh em bạn, anh em bạn học, cụm từ chị emtrong cụm từ chị em bạn, chị em hàng xóm, chị em công nhâncũng là loại từ!

Từ điển tiếng Việt,Viện Ngôn ngữ học và Đại từ điển tiếng Việt(Nxb Văn hóa - Thông tin) những từ những, các, cái, connhất loạt chú thích là danh từ.

Vậy cách xử lí nào đúng?

Những từ những, cáclà những từ chỉ số nhiều (không xác định và xác định). Tuy chúng không dùng độc lập như những từ con, cáivà luôn đòi hỏi có định ngữ đi kèm, nhưng vị trí và chức năng cú pháp của chúng giống như những danh từ chỉ số lượng, vì vậy chúng cũng được xếp vào danh từ, theo chúng tôi, là đúng.

Trong ngôn ngữ nào cũng có rất nhiều từ không bao giờ dùng độc lập, đó là chuyện bình thường. Thậm chí còn có những từ luôn được dùng độc lập, nhưng trong một ngữ cảnh cụ thể cũng cần phải có định ngữ đi kèm, nếu không câu sẽ không hoàn chỉnh. Ví dụ câu: Anh là một người thông minh, nếu bỏ từ thông minhđi thì câu không ổn. Cũng như câu: Anh ấy từ một đất nước xa xôi đến đâycũng không thể bỏ từ xa xôiđược.

1.2  Về số từ

Trong các sách ngữ pháp số từđược tách thành một loại từ riêng và trong hầu hết các từ điển đều có chú thích từ loại số từ.Riêng Từ điển tiếng Việt,Viện Ngôn ngữ học và Đại từ điển tiếng Việt(Nxb Văn hóa - Thông tin) các “ số từ” đều chú thích là danh từ.

Cách xử lí của hai từ điển này, theo chúng tôi, là đúng.

Số từđược xếp thành một loại từ riêng là phỏng theo cách phân loại của các tiếng châu Âu. Trong tiếng Việt, thực ra đó chỉ là những danh từ có chức năng chỉ số lượng hoặc thứ tự các sự vật được nói đến, vì vậy chúng thường đi trước những danh từ khác để chỉ số lượng và đi sau để chỉ thứ tự hoặc đặc trưng số lượng của danh từ hữu quan. Về khả năng kết hợp và chức năng cú pháp tuy có những đặc điểm riêng như chỉ kết hợp với những danh từ đơn vị (đếm được), nhưng về cơ bản chúng không khác gì những danh từ khác. Ví dụ:

Một với một là hai (ss. Tôi với anh là bạn)

Hai chúng ta như một (ss. Hai chúng ta như hai anh em)

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Namlà một (ss. Việt Namlà nước XHCN, dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng).

Xếp hàng một, xếp hàng hai (ss. Xếp hàng đôi, xếp hàng người, xếp hàng rổ rá)

Ghế hàng hai (ss. Ghế hàng đầu, ghế hàng cuối)

Ghế hạng ba (ss. Ghế hạng lô)

Màn một (ss. Màn đôi, mà tuyn)

Giường một (ss. Giường đôi, giường tầng)

Độ (khoảng) một tháng (ss. Độ tháng sau, độ xuân về, khoảng tháng giêng)…

Một điều cũng đáng chú ý là những từ đôi, chục, trăm, nghìn, vạn, ức, triệu, tỉ…xưa nay vẫn được coi là danh từ, chúng kết hợp được với các danh từ chỉ số lượng khác và kết hợp với nhau. Ví dụ:

Một đôi giày, một chục đôi;

Hai trăm đồng, hai trăm vạn;

Ba nghìn đô - la, ba trăm nghìn…

1.3  Về động từ và tính từ

Việc tách động từtính từtrong tiếng Việt là do ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng châu Âu. Một trong những lí do để tách như vậy là khi dịch sang một ngôn ngữ châu Âu, “tính từ”“động từ”tiếng Việt được dịch bằng tính từđộng từtrong ngôn ngữ đó.

Trong các ngôn ngữ biến hình, chỉ cần tiêu chí hình thái học cũng đủ để phân biệt rạch ròi hai từ loại này. Ví dụ, tính từtrong tiếng Nga biến đổi theo cách, động từbiến đổi theo ngôi.Vậy có những tiêu chí nào để phân biệt được tính từđộng từtrong tiếng Việt? Những từ chúngmà nhiều người viện ra: rất, hơi, khíhãy, đừng, chớđể phân biệt tính từvới động từkhông đủ điều kiện để phân biệt chúng. Có nhiều từ được coi là động từvẫn kết hợp được với rất, hơi, khí. Ví dụ: nhô, nhún, thò, thụt, co, ruỗi, nhích, kiễng, động, chạm, thẹn, ngượng … và có nhiều từ được coi là tính từcũng kết hợp được với hãy, đừng, chớ. Ví dụ: chăm, chăm chỉ, lười, lười biếng, hèn, hèn nhát, can đảm, mạnh dạn, kiên nhẫn … vì vậy, không có lí do để tách chúng thành hai từ loại. Đó chỉ là hai tiểu loại của một từ loại mà thôi. (Cao Xuân Hạo gọi từ laoij này là vị từ).

2. Vấn đề chú thích từ loại trong các từ điểnSamsung GT B3410

Trước năm 1988, tức là trước khi Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên ra đời, các từ điển tường giải tiếng Việt và từ điển Việt - Hán, Việt - Anh, việt - Pháp… đều không có chú thích từ loại.

Cuốn từ điển này lần đầu tiên áp dụng cách phân chia từ loại của cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Ủy ban khoa học xã hội, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội, 1983, để chú thích cho các từ trong từ điển.

Vì vậy trong từ điển này không có các từ loại loại từsố từ, đó là một bước tiến. Nhưng trong từ điển tính từđộng từvẫn tách thành hai từ loại. Việc làm này đã khiến tác giả giải quyết một cách võ đoán nhiều trường hợp:

Bạt hồnđộng từ,nhưng bạt víatính từ

Có chửađộng từ,nhưng có mangtính từ

Hamđộng từ(ham học), nhưng lườitính từ(lười học).

động từ(bệnh nhân lúc mê lúc tỉnh), nhưng tỉnhtính từ(bệnh nhân dã tỉnh lại sau cơn mê)

Viễn dươngtính từ, nhưng viễn phươngdanh từ.

Các tác giả lúng túng khi gặp những trường hợp không tách được và phải chú thích nước đôi.

Ví dụ:

Cáu, cáu bẳn, cáu kỉnh, hài hước, ham thích, lao xao, lào xào, láo liên, lặng im, lắt lay, lẩn lút, lấp lánh, lất phất, lêu têu, nhẫn tâm…. Đều chú thích là động từ(hoặc tính từ).

Tuy nhiên sai lầm lớn nhất của cuốn từ điển này lại là ở chỗ các tác giả chú thích từ loại cho cả các cụm từ. Đã là cụm từ thì dù là cụm từ cố định hay cụm từ tự do cũng gồm hai từ trở lên. Mỗi từ đều thuộc một từ loại nào đó. Có điều là những từ đó kết hợp lại thành một đơn vị định danh và do đó trở thành đơn vị từ điển. Chúng có thể có những chức năng ngữ pháp như những từ riêng biệt (làm định ngữ, bổ ngữ cho những từ khác), nhưng không vì thế mà có thể gán từ loại cho chúng được.

Rất tiếc là điều này không được sớm khắc phục. Nó đã ảnh hưởng đến những cuốn từ điển Việt - Nga xuất bản gần đây. Ví dụ, Đại từ điển Việt - Nga, tập I đưa thành mục từ riêng quá nhiều cụm từ tự do và chú thích từ loại là một cách khá tùy tiện: ba cạnhtính từ, ba chấmdanh từ,ba chỉdanh từ, ba dọitính từ,ba lầnphụ từ,ba ngàydanh từ, bài ngoạiđộng từ, bài phongtính từ, có củatính từ,có tiềnđộng từ, có tiếngtính từ,có uy tínđộng từ, có vợđộng từ, có chồngđộng từ, có mùiđộng từ, có vútính từ,có xương sốngtính từ,cáo giàtính từ, cáo nontính từ.

Vì chấp nhận trong tiếng Việt có loại từphụ tố cấu tạo từ,trong Đại từ điển Việt - Ngacòn có những cách xử lí từ loại bất hợp lí như những ví dụ sau: buổiI danh từ...

II phụ tố… buổi sáng; buổi chiều

buổi chiềuI danh từ… 1. Việc đó làm mất một buổi chiều. 2 nghĩa bóng (?!) buổi chiều ngoại ô Maxcova.

III phụ từ… bệnh nhân hay bị sốt [vào] buổi chiều(vì dịch sang tiếng Nga bằng phó từ)

cuộcI danh từ 1… người ngoài cuộc. 2. … cuộc đỏ đen

II phụ tố… cuộc dạo chơi; cuộc đình công; cuộc gặp gỡ; cuộc vui…

III loại từ… cuộc hội nghị; cuộc hôn nhân; cuộc chiến tranh…

Ở đây hoàn toàn không có sự khác biệt giữa những từ cuộctrong các cụm từ trên và không thể tách chúng thành các từ loại khác nhau.

cực Idanh từ…

II phụ từ… cực đẹp;món ăn cực ngon; hàng cực rẻ

III phụ tố… cực mạnh; cực nhanh; cực xa; cực ngắn…(vì có thể dịch sang tiếng Nga bằng các phụ tố).

Trong tất cả các cụm từ trên, không có cơ sở để tách những từ cựcthành phụ từphụ tố, ngoài trừ tiêu chí dựa vào tiếng Nga.

Từ loại trong các ngôn ngữ là những lớp từ phản ánh nhận thức của con người về hiện thực khách quan. Vì vậy có những loại từ mang tính chất phổ quát, có mặt trong các ngôn ngữ. Tuy nhiên từ loại cũng mang tính chất đặc thù của từng ngôn ngữ, do đó số lượng từ loại trong các ngôn ngữ không giống nhau và bản chất của các từ loại có tên gọi giống nhau trong các ngôn ngữ lại có thể rất khác nhau. Ví dụ, danh từ tiếng Nga có tiêu chí hình thức để phân biệt với động từ và tính từ. Động từ trong tiếng Nga có những tiêu chí hình thức để phân biệt rõ ràng với tính từ. Tính từ có tiêu chí hình thức để phân biệt với phó từ. Trong tiếng Việt hầu như không có những tiêu chí hình thức để tách biệt từ loại như vậy. Do đó không có sự tương ứng một đối một giữa các từ loại của hai ngôn ngữ. Một từ trong tiếng Việt có thể tương ứng với hai hoặc nhiều từ thuộc hai hoặc nhiều từ loại khác nhau trong tiếng Nga (ví dụ đọc, buồn…). Chính vì thế không thể căn cứu vào từ loại của ngôn ngữ này để xác định từ loại cho một ngôn ngữ khác.

Những điều bất cập trên đây trong từ điển giải thích tiếng Việt và từ điển Việt - Nga hoàn toàn có thể khắc phục được, nếu không tách vị từthành hai từ loại tính từđộng từ, nếu không chú thích từ loại cho các cụm từ và không dựa vào tiếng nước ngoài để phân chia nghĩa và chú thích từ loại cho từ tiếng Việt.

Một điều đáng chú ý là ngoại trừ những người nghiên cứu về từ loại hoặc những vấn đề liên quan đến từ loại, người đọc bình thường ít ai chú ý đến những chú thích về từ loại. Người ta chỉ chú ý đến nghĩa, thí dụ minh họa nghĩa và cách dùng từ mà thôi. Những chú thích về từ loại quả thật là rất ít tác dụng và ít được chú ý. Chứng cớ là cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đến năm 2000 tái bản những bảy lần mà sai sót về cách chú thích từ loại không có ai đả động tới.

Vì vậy, theo thiển ý của chúng tôi, để vấn đề bớt rối rắm, trong các từ điển Việt - tiếng nước ngoài không nên chú thích từ loại. Đây là cách làm khôn ngoan hơn cả.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.