Trẻ bị xơ cứng cơ tứ đầu đùi: Nghiêm trọng hơn xơ hóa cơ delta
Mắc bệnh cũng không biết
Đó là lời nhận xét của BS Lương Khánh Phụng - người đã nhiều năm làm việc tại Khoa PHCN. Từ quá trình tìm hiểu, nghiên cứu những bệnh nhân đã điều trị tại khoa PHCN, ông đã nhận thấy bệnh xơcứng tứ đầu đùi rất nguy hiểm. Đặc biệt, công tác phát hiện bệnh còn rất hạn chế dẫn đến việc phòng và trị bệnh chưa đạt hiệu quả nhưmong đợi. BS Phụng nhấn mạnh: “Ngay chính những bác sĩ nhiều khi con em mình mắc bệnh cũng không nhận ra. Hiện nay, tại địa phương chúng tôi mới chỉ điều trị cho những bệnh nhân nặng từ các trung tâm y tế cơsở gửi lên. Tôi dám khẳng định rằng hiện nay nhiều trẻ em đang mắc bệnh mà cha mẹ không hề biết”.
Phóng viên KH&ĐS đã tìm đến khoa PHCN, Bệnh viện đa khoa Thái Bình. Hàng chục trẻ em được cha, mẹ đưa đến đang nhốn nháo đi lại. Ngồi chờ đến lượt mình đưa con vào khám, chị Vũ Thị Thắm (Đông Minh- Tiền Hải) cho chúng tôi biết: “Trước đây gia đình chị không hề biết cháu mắc bệnh. Mãi đến khi xem ti vi thấy nói đến bệnh xơhoá cơ“đen ta” mới quan sát và phát hiện ra là cháu không thể ngồi xổm được, khi đi lại chân phải cứ bai ra”. Chị Thắm còn cho biết, ngay từ khi mới sinh được 20 ngày cháu đã bị ốm và phải tiêm rất nhiều thuốc vào bắp đùi.
Vừa giữ con cho bác sĩ khám, chị Trần Thị Mai (Hưng Hà -Thái Bình) tâm sự: “Ban đầu thấy cháu đi bai chân tôi lại cứ nghĩ cháu bị đi vòng kiềng do còn nhỏ hay bế cắp nách. Một lần đưa cháu đi khám mắt ở Trung tâm y tế huyện, các bác sĩ ở đó phát hiện ra cháu bị bệnh. Bốn tháng nay chạy chữa mà cháu vẫn chưa thể ngồi lại bình thường được”.
![]() |
Chữa bệnh gây ra bệnh
Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến bệnh xơcứng cơtứ đầu đùi BS Phụng cho biết, nguyên nhân chính là do quá trình tiêm thuốc không đúng cách, hoặc trẻ bị tiêm quá nhiều vào các vùng bắp thịt. Từ đó dẫn tới viêm cơ, dập cơtụ máu. ở trẻ nhỏ, trương lực thường tăng, khi có yếu tốcăn nguyên kíchthích sẽ gây co rút cơliên tục kéo dài gây rối loạn vận mạch tại chỗ, lâu dần hình thành các dải xơhoặc xơrải rác. Khi cơtứ đầu đùi co rút sẽ ảnh hưởng đến dáng đi, ảnh hưởng đến khớp gối. Tuỳ vị trí của của mỗi dải xơsự ảnh hưởng sẽ khác nhau. Nếu trẻ bị xơbó thẳng trước thì trẻ sẽ không thể gập gối, hoặc gập gối hạn chế ở mọi tưthế, còn nếu trẻ bị xơbó rộng ngoài khi gập gối đùi phải gấp vào bụng, mông nhổm lên.
![]() |
Đối với ngành y tếvà đặc biệt là các cơsở y tế địa phương: Trong quá trình điều trị các bệnh của trẻ cần kết hợp chữa trị đi đôi với phục hồi chức năng. Không nên quá lạm dụng phương thức điều trị bằng cách tiêm thuốc vào bắp trẻ. Trong trường hợp không thể đừng thì sau khi tiêm phải theo dõi vùng tiêm. Nếu thấy cơvùng co cứng phải lập tức chườm nóng, xoa bóp, kéo dãn cho trẻ. Sau từ 7-10 ngày không thấy có kết quả phải gửi lên tuyến chuyên khoa.
Cơtứ đầu đùi là một cơlớn gồm bốn thân xếp thành ba lớp: cơthẳng đùiở nông nhất, đi từ xương chậu xuống; Cơrộng ngoài và cơrộng trong ởtrên bám vào đường ráp; Trong cùng là cơrộng giữa bám vào mặt trước và mặt ngoài xương đùi. Bốn cơdính vào một gân chung bám vào lồi củ xương chày. Đây là cơduy nhất để duỗi cẳng chân. Vì vậy khi cơnày bị tổn thương, dáng đi của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Khớp gối cũng bị ảnh hưởng khiến trẻ ngồi xuống khó khăn hơn. Tùy vị trí của mỗi dải xơmà sự ảnh hưởng sẽ khác nhau, nhưng có đặc điểm chung là: trẻ không ngồi xổm được, khi đứng bàn chân xoay ra ngoài, khi đi bàn chân bai ra ngoài.
Nếu cơtứ đầu đùi bị xơcứng lâu dần có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương đùi, làm cho chi đó ngắn hơn chi lành, trẻ đi lệch sang một bên. Đồng thời, khung chậu, cột sống bị vẹo ảnh hưởng nhiều tới chức năng, thẩm mỹ.
BS Lương Khánh Phụng(Khoa PHCN, Bệnh viện đa khoa Thái Bình)
Bệnh do thầy thuốc gây ra
GS.TS Nguyễn Thu Nhạn - Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam đã khẳng định nhưvậy khi nói về hiện tượng xơcứng cơtứ đầu đùi. TS còn cho biết:
- Ngay từ thời điểm tôi còn là Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội, tôi đã gặp những nạn nhân của căn bệnh này. Có những cháu chân cứ duỗi chẳng ra, không co lại được do bị xơcứng tứ đầu đùi. Cũng đã có một đề tài tiến sĩ về hiện tượng này.
- Ở thời điểm đó, chúng ta đã tìm ra nguyên nhân của tình trạng này hay chưa, thưa giáo sư?
- Đã tìm thấy rồi. Đó là do tiêm chưa đúng. Cơtứ đầu đùi là cơnằm ở mặt trước đùi, phía trên đầu gối. Về nguyên tắc, đây là nơi tập trung nhiều mạch máu và thần kinh nên không bao giờ được tiêm vào đó. Nhưng trong thực tế, tôi thấy các cô y tá khi tiêm cho trẻ thường để bố mẹ bế trẻtrên đùi. Sau đó, họdùng đùi kẹp chân trẻ lại và cứ thế chọc mũi tiêm vào “vùng cấm” này.
- Nhưgiáo sưcho biết, tình trạng xơcứng tứ đầu đùi đã được biết đến từ lâu. Vậy đã có phương án khắc phục điều này hay chưa?
- Đáng tiếc là chưa. Lúc đó, người ta chỉ quan tâm đến việc tìm cách để trẻ co chân lại được. Và cuối cùng người ta đã tìm đến với phẫu thuật. Nhưng đó chỉ là phần ngọn, còn phần gốc là nguyên nhân gây ra tình trạng đó thì chưa ai quan tâm đến.
- Chính vì thếmà cho đến bây giờ, vẫn còn nhiều bệnh nhi bị xơcứng cơtứ đầu đùi?
- Nếu không giải quyết được nguyên nhân thì sẽ tiếp tục có những đứa trẻ đáng thương lâm vào cảnh tật nguyền dù khi sinh ra vẫn khoẻ mạnh bình thường.
- Xin cảmơn giáo sư.
Nguồn: KH&ĐS Số 83 Thứ Hai 16/10/2006