Toàn tâm toàn ý phục vụ trí thức
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4
st1\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\:* /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable
Nhân dịp kỷ niệm 30 ngày thành lập Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam (26/3/1983 – 26/3/2013), trang tin vusta.vn đã trao đổi với PGS.TS Hồ Uy Liêm về những đóng góp của công tác hợp tác quốc tế và phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo vào những thành tựu chung của VUSTA.
- Thưa PGS.TS Hồ Uy Liêm, từng có 20 năm làm công tác hội và giữ nhiều trọng trách trong Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, đặc biệt là có kinh nghiệm làm công tác hợp tác quốc tế, theo ông, công tác này đã đóng góp gì vào những kết quả hoạt động mà VUSTA đạt được trong 30 năm qua?
Theo tôi, hoạt động hợp tác quốc tế giúp chúng ta có tầm nhìn rộng hơn về thế giới đang ngày ngày thay đổi, giúp chúng ta có thêm nhiều bạn bè và có thể tìm hiểu, học hỏi được những cách tiếp cận mới, phương pháp luận của họ trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự ở nước ngoài, cách xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng lực và nói chung là các dự án phát triển xã hội.
- Ông từng ví "các tổ chức 81 có nhiều ý tưởng như những đốm lửa nhỏ mà VUSTA có thể tập hợp, thổi bùng lên thành ngọn lửa lớn đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước". Đề nghị ông cho biết, thời gian qua các tổ chức 81 đã đạt được những kết quả nào khi tham giam thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động KH&CN, GD&ĐT? Theo ông, vì sao những đốm lửa nhỏ chưa được thổi bùng thành ngọn lửa lớn?
Theo tôi, một trong những thành công lớn nhất trong hoạt động của VUSTA trong những năm qua là đã hình thành được một hệ thống khá hùng mạnh của của các đơn vị 81 hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau theo nguyên tắc tự chủ và tự trang trải kinh phí. Từ những hoạt động thành công của các đơn vị 81 nhỏ bé ở khắp mọi miền đất nước, đặc biệt trong công tác xóa đói giảm nghèo, đã gợi ý cho VUSTA có hẳn một định hướng hoạt động trong lĩnh vực này. Chúng ta đã phối hợp với ủy ban nhân dân nhiều tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thảo về chuyên đề này để chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác, đúc kết những kiến nghị về các chính sách cụ thể trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Tiếc rằng những đốm lửa này chưa bùng lên thành những ngọn lửa lớn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là nguồn lực, trước hết là về tài chính của chúng ta quá nhỏ bé và chủ yếu phụ thuộc vào sự tài trợ của các tổ chức quốc tế Các tổ chức của VUSTA không được tham gia thực hiện các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo do các bộ, ngành thực hiện với sự đầu tư vô cùng lớn của nhà nước. Sau này những hoạt động đào tạo, tư vấn, phản biện và giám định xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu v.v…cũng được phát triển rộng rãi trong hệ thống VUSTA. Chúng ta cùng với một số tổ chức 81 đã thống nhất xây dựng Dự án thành phần về phòng chống HIV/AIDS với sự tài trợ của Quỹ toàn cầu về chống AIDS, Lao và Sốt rét, dưới sự điều phối chung của Bộ Y tế. Tổng số tiền cho Dự án thành phần là 16 triệu USD. Điều đặc biết đáng chú ý là Quỹ toàn cầu chỉ chấp nhận tài trợ cho Việt Nam hơn 100 triệu USD, nếu dự án có sự tham gia của các tổ chức XHDS, mà VUSTA là người đại diện.
- Theo ông, để hoạt động hợp tác quốc tế của VUSTA phát triển, cần những giải pháp căn bản nào?
Hệ thống tổ chức của VUSTA từ các hội ngành, đến các liên hiệp hội địa phương và các đơn vị 81 đều được thành lập trên cơ sở tập hợp trí thức thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính những anh chị em trí thức đó là những cỗ máy sản sinh ra các ý tưởng trong hợp tác quốc tế. Chúng ta đừng làm thay họ khi đưa ra các nội dung hợp tác, mà thực chất làm thay cũng không nổi. Cái chúng ta có thể làm là cùng với họ đúc kết ý tưởng, lựa chọn ưu tiên và tạo điều kiện để tổ chức hành động. Các bộ phận quản lí công tác hợp tác quốc tế của các tổ chức hội phải thực sự lấy phục vụ làm mục tiêu hoạt động. Và tất nhiên rất cần những nhà lãnh đạo am hiểu tâm tư, nguyện vọng của trí thức và toàn tâm toàn ý phục vụ trí thức.
- Xin cảm ơn ông.