Tính cấp bách việc ra đời Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Thực hiện Nghị quyết trên, ngày 16/4/2010 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Bí thư đã có Thông báo số 353-TB/TW ngày 25/6/2010 về việc xác định các vấn đề triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, trong đó, văn bản đã nêu: Giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp để trình Quốc hội.
Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu chuẩn hóa chất lượng lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật để tham gia chủ động và tích cực vào quá trình phân bổ và dịch chuyển lao động trong khu vực và thế giới; Bảo đảm chất lượng Lao động kỹ thuật, quyền lợi người sử dụng lao động, an toàn trong sản xuất và đời sống,
Hiện nay khối ASIAN đã có 8 Quốc gia ban hành Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp …Tuy nhiên tại Việt Nam đang có những ý kiến trái chiều xung quanh việc xây dựng dự án Luật này, vậy có cần thiết phải có một đạo luật
Được công nhận Kĩ sư chuyên nghiệp ASEAN, các kĩ sư Việt Nam sẽ có được rất nhiều quyền lợi
Thực tế cho thấy,một trong những vân đề có lẽ được nhiều kỹ sư quan tâm nhất chính là việc quy định về quyền và nghĩa vụ của kỹ sư hành nghề chuyên nghiệp, dự án luật có những quy định nhằm Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp; nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp, xã hội hóa trong hoạt động hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp để tạo điều kiện huy động thu hút nguồn lực trong xã hội và huy động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ kỹ sư.
Hiện nay Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đây cũng là cơ hội để kỹ sư Việt Nam tham gia vào thị trường lao động nước ngoài. Đồng thời, cũng là cơ hội cho kỹ sư chuyên nghiệp là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, việc tận dụng các cơ hội này cũng còn hạn chế do thiếu hiểu biết pháp luật cũng như công nhận bằng cấp còn khác nhau
Tư tưởng của dự án Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp ở Việt Nam đang trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xen xét, thông qua sẽ tạo khuôn khổ pháp lý về hoạt động hành nghề trong nước, bảo vệ quyền lợi các bên kỹ sư – khách hàng và công chúng, có nghĩa là việc thông qua dự án này, cộng đồng cũng có những lợi ích nhất định.
Ngoài ra, việc ban hành Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất. tạo điều kiện để đội ngũ kỹ sư liên tục được đào tạo, đào tạo lại, rèn luyện kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp, hiện đại; xây dựng và từng bước chuẩn hóa nguồn nhân lực kỹ thuật có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động của Việt Nam và hội nhập thành công vào quá trình chuyển dịch lao động ở khu vực và thế giới; hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp.
Do đó, việc xây dựng và ban hành Luật là cần thiết, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra nhanh chóng, rộng khắp, tuy nhiên trong quá trình xây dựng luật cần đảm bảo được sự thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh chồng chéo, nhất là không tạo thêm các thủ tục giấy phép con cản trở sự phát triển của đội ngũ kỹ sư hành nghề chuyên nghiệp. Đồng thời cũng cần Bảo đảm tính tương thích, phù hợp của các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…
PV.