Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 30/06/2006 22:37 (GMT+7)

Tiến sĩ Mai Thành Phụng - Người hiến thời thanh xuân cho vùng đất chua phèn

“TIẾN SĨ CỦA NÔNG DÂN”

Tôi nhớ lần gặp ông đang hướng dẫn sinh viên Trường Đại học Nông lâm TPHCM tìm hiểu thành phần cấu tạo đất phèn ở Trại thực nghiệm của Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp ĐTM (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An). Nhiều bạn thắc mắc: “Đất phèn sao làm lúa tốt được thầy?”. Giọng ông sang sảng: “Vậy mà bà con vùng này làm lúa từ 5 tấn trở lên không đó. Đất phèn thì mình phải ém phèn để trồng lúa. Cả cánh đồng mênh mông như thế này mà bỏ hoang thì phí lắm”. Có sinh viên hỏi về cấu tạo đất xám, anh nhanh nhảu: “Em nào muốn tìm hiểu đất xám thì theo thầy về Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ĐTM ở huyện Vĩnh Hưng mới có”. Cách hướng dẫn sinh viên của tiến sĩ Mai Thành Phụng thật gần gũi. Ông có thể nói hàng giờ với học trò của mình về ĐTM...

Lần này, tôi gặp ông vẫn với câu chuyện về ĐTM. Cách đây hơn 20 năm, một vùng hoang hóa, phèn chua khoảng 629.000 ha, sản lượng lương thực chỉ đạt 0,57 triệu tấn/năm nay đã trên 3 triệu tấn/năm, có hộ sản xuất vụ đông xuân đạt 8 tấn/ha... Đó là cả quá trình chinh phục của rất nhiều giai tầng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của PGS. TS Mai Thành Phụng. Người dân trìu mến gọi ông bằng cái tên “tiến sĩ nông dân”.

Một người am tường về thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân ĐTM lại sinh ra và lớn lên từ miền quê khác. Ông tiến sĩ nông dân này sinh ra trong gia đình nghèo, 5 anh em ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long. Gia tài lớn nhất mà cha mẹ ông dành cho con là “một bồ chứa chữ”. “Chúng tôi được tự do lựa chọn tương lai, nhưng với điều kiện là hàng tháng phải nộp “bằng danh dự”, hạng Nhứt đến hạng Năm trong lớp thì muốn gì cũng được”. Anh dí dỏm. Tốt nghiệp tú tài, chàng thanh niên trẻ chọn ngành trồng trọt của Trường Đại học Nông lâm TPHCM để trau dồi kiến thức và biến “bồ chữ” của cha mẹ thành “bồ thóc”. Anh nói: Mình là nước nông nghiệp chiếm đến 80%, dân rất cần sự giúp ích của các kỹ sư nông nghiệp...

Năm 1979 tốt nghiệp, kỹ sư trẻ Mai Thành Phụng về công tác nghiên cứu về đất và phân bón cho cây trồng ở Viện Kỹ thuật Nông nghiệp miền Đông Nam Bộ (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật miền Nam), địa bàn phụ trách là vùng đất phèn chua ĐTM. Từ đây, Mai Thành Phụng có dịp tham gia đoàn công tác trong nước và quốc tế Polygon (phục vụ cho việc giải mã không ảnh) khảo sát đất đai, chương trình thâm canh lúa ĐBSCL. Năm 1988, anh chính thức về Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp ĐTM giữ chức vụ Phó giám đốc, rồi giám đốc phụ trách về khoa học và chuyển giao kỹ thuật cũng để thực hiện giấc mơ của mình.

ĐTM bị nhiễm phèn nặng, các nhà khoa học Mỹ, Hà Lan khuyến cáo không nên sản xuất lúa. Như vậy công cuộc chinh phục ĐTM chắc không dễ chút nào? Tôi hỏi. Tiến sĩ Phụng phân tích: Khuyến cáo không nên trồng lúa vì những nghiên cứu đơn tính (từng yếu tố) của họ không đáp ứng được sản xuất trên đất phèn có hiệu quả. Canh tác lúa ở ĐTM cần phải kết hợp nhuần nhuyễn 4 yếu tố: thủy lợi, chọn giống, biện pháp hóa học, biện pháp canh tác. Những năm 80, tôi có dịp học và tiếp xúc với các chuyên gia Hà Lan về đất phèn tại Đại học Cần Thơ. Rồi sang Bỉ làm các thí nghiệm về tính chống chịu độc sắt và nhôm trên các giống lúa ở ĐBSCL, thí nghiệm về lúa trên đất phèn để tìm hiểu cơ chế hút dinh dưỡng và chống chịu phèn của cây lúa Việt Nam. Qua các lần học tập và tiếp xúc với các chuyên gia trong, ngoài nước về đất phèn đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu tìm ra quy trình khai hoang, canh tác lúa trên đất phèn nặng ở Việt Nam.

Ông cùng đồng nghiệp đã xây dựng và lôi kéo được các dự án hợp tác quốc tế để thực hiện các nội dung nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật cho vùng ĐTM. Cũng không ngẫu nhiên khi luận án Phó tiến sĩ của anh năm 1994, mang tên “Kỹ thuật khai hoang trồng lúa trên đất phèn nặng”. Qui trình này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật, mức xuất sắc. Hiện nay, một số giống lúa đang trồng phổ biến ở ĐTM và ĐBSCL như: IR 50404, IR 59606, PSB 14, IR 60A, VNĐ 95-20 có sự đóng góp quan trọng của tiến sĩ Mai Thành Phụng. Những qui trình canh tác của ông “tiến sĩ nông dân” được công nhận tiến bộ kỹ thuật như: qui trình phòng trừ cỏ lồng vực cho lúa sạ ở ĐTM; bón phân cho lúa trên đất phèn trung bình, trên đất xám; khai hoang, trồng lúa trên đất phèn nặng ĐTM; canh tác cây đay; canh tác cây khoai mỡ. Một số giống lúa được công nhận giống lúa khu vưc và giống quốc gia như: IR 50404, IR 59606, PSB 14 do tiến sĩ Phụng cùng các đồng sự nghiên cứu lai tạo thành công. Ngày 30-8-2005, ông và nhóm cộng sự đã được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về KH-CN năm 2005 với công trình: Nghiên cứu chọn tạo, phát triển giống lúa mới VNĐ 95-20 cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

NGƯỜI BẮT NHỊP CẦU NHÀ NÔNG…

Nhiều đồng sự ở Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ĐTM nhắc đến ông Tư Phụng một cách thán phục. Ông đã dành thời “thanh xuân” của mình để nghiên cứu, mang lại hiệu quả cao cho người dân ĐTM nói riêng và nông dân sản xuất nông nghiệp nói chung. Có thể nói, đây cũng là người “bắt nhịp cầu nhà nông” phát sóng lần đầu tiên vào ngày 24-9-2000. Đây là chương trình trực tiếp phát trên sóng Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ. 5 năm qua, nhịp cầu này đã mang lại cho người dân ĐBSCL những kiến thức rất bổ ích về sản xuất nông nghiệp... Không chỉ thế, các chương trình khuyến nông gắn với người nông dân trên sóng phát thanh truyền hình các đài TPHCM, Long An... đều có mặt vị “tiến sĩ nông dân” này. Mới đây, ông lại cùng với các cộng sự ở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam cho ra đời chương trình: “Diễn đàn Khuyến nông và Công nghệ” trên trang Khuyến nông của tờ báo này, nhằm từng bước trang bị cho người nông dân những kiến thức cần thiết, chuyên sâu từng ngành hàng, từng nông sản cụ thể; giúp nông dân sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững.

Tiến sĩ Mai Thành Phụng đã về công tác tại Trung tâm khuyến nông quốc gia từ tháng ba, nhưng ĐTM là mái nhà thứ hai. Các trường đại học ở TPHCM mời ông làm giáo viên thỉnh giảng. Những lần hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm liên quan đến sản xuất nông nghiệp, ông được dịp trở về mái nhà thứ hai này... “Khi cần thiết tôi sẽ có mặt cùng các “chiến hữu” lội trên cánh đồng phèn của ngày hôm nay, cùng bàn bạc và giải quyết các vấn đề mới của đất phèn. Phạm vi làm việc của tôi gồm 32 tỉnh thành phía Nam trong đó có vùng phèn ĐTM và Tứ giác Long Xuyên. Trên cương vị mới tôi cố gắng sẽ tìm kiếm các dự án, các đối tác mới để đưa về Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm ĐTM, ĐBSCL cùng hợp tác nghiên cứu, phát triển và giúp cho đời sống người dân ngày càng cải thiện hơn”. Ông khẳng định.

Làm khoa học, gắn bó với ĐTM gần 20 năm qua, Tiến sĩ tâm đắc và trăn trở điều gì nhất?-Tôi hỏi. Nhiều lắm! Nhà nước đã chú trọng đầu tư thủy lợi, giao thông, điện... cho vùng ĐTM nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Kinh tế hộ là lực đẩy rất lớn cho sản xuất phát triển từ thập niên 80 đến nay. Nông dân đã tự chủ trong sản xuất, họ cần cù, chịu khó, ham học và rất sáng tạo. Nhưng cũng nhiều trăn trở: cơ sở hạ tầng ĐTM chưa hoàn thiện, thu hút nhân tài về đây rất khó, nông dân vẫn còn tự bơi trong tiêu thụ sản phẩm. Tôi nghĩ chúng ta phải định hướng sản xuất, thông tin kinh tế thị trường thông qua các kênh thông tin đại chúng để đưa đến nông dân một cái nhìn toàn diện về nhu cầu thị trường cũng như xu thế phát triển của xã hội. Xa Đồng Tháp Mười, nhưng với mảnh đất chua phèn ấy luôn là mối quan tâm sâu sắc của ông “tiến sĩ nông dân”-Mai Thành Phụng.

Nguồn: baocantho.com.vn 1/10/2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.