Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 11/06/2024 10:51 (GMT+7)

Tiền Giang: Hiệu quả ứng dụng của giải pháp “Phần mềm hỗ trợ người khiếm thị”

Với mong muốn giúp người khiếm thị có phương tiện hỗ trợ trong sinh hoạt, học tập, thuận lợi trong giao tiếp và tiếp cận thông tin được nhanh chóng, kịp thời, ThS Lê Trung Kính(GV Trường THPT Chuyên Tiền Giang) đã nghiên cứu tạo ra giải pháp “Phần mềm hỗ trợ người khiếm thị(Smart eye)” rất tiện dụng. Giải pháp này đạt giải Ba, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XV(2022 – 2023).

Thầy Lê Trung Kính cho biết, hiện tại, trên điện thoại thông minh (smart phone) được cài đặt nhiều phần mềm chuyên dụng cho người khiếm thị như: Be my Eyes (giúp người khiếm thị nhận biết môi trường xung quanh, cảnh báo nguy hiểm), Vision (giúp người khiếm thị xác định màu sắc, tiền, khoảng cách xa gần, vị trí), NuEyes, Aira, Bglass… Tuy nhiên, các phần mềm này đều có giá thành cao và không có phiên bản tiếng Việt. Từ đó, thầy Kính bắt tay vào nghiên cứu tạo ra phần mềm sử dụng kho dữ liệu tiếng Việt với giá thành hạ, giúp người khiếm thị dễ tiếp cận và sử dụng.

tm-img-alt

Thạc sĩ Lê Trung Kính tại được trao giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XV (2022-2023)

Phần mềm được thiết kế bao gồm 2 phần chính: Máy chủ và ứng dụng. Theo đó, dữ liệu của người dùng sau khi được ghi lại sẽ gửi về máy chủ để xử lý. Máy chủ sử dụng các mô hình và API từ Google Cloud Vision (chuyển hình ảnh thành dữ liệu ý nghĩa, mở rộng khả năng phân tích) để trả về kết quả ngay lập tức và gửi kết quả về cho người dùng. Ứng dụng được thiết kế để người dùng có thể chụp ảnh, gửi dữ liệu trực tiếp lên máy chủ, cũng như hiển thị thông tin, kết quả được trả về từ máy chủ trong thời gian nhanh chóng. Do đó, sẽ không mất nhiều thời gian để nhận biết sự có mặt của vật thể trong không gian phía trước người khiếm thị. Tác giả đã sử dụng React Native làm framework chính để tạo ứng dụng này. React Native là một framework do công ty công nghệ nổi tiếng Facebook phát triển nhằm mục đích giải quyết bài toán hiệu năng của Hybrid và bài toán chi phí khi phải viết nhiều loại ngôn ngữ native trên nền tảng di động. Thông qua giải pháp nghiên cứu, tác giả có thể xây dựng được ứng dụng Native và ứng dụng đa nền tảng (multi-platform) nên phần mềm có thể vận hành trên hệ điều hành iOS và Android, giúp ứng dụng có thể dễ dàng phát triển và mở rộng thêm nhiều tính năng.

Về vận hành, khi người khiếm thị sử dụng Smart eye chụp lại khung cảnh trước mắt họ qua điện thoại thông minh, hình ảnh đó sẽ được gửi lên AI server và xử lý, kết quả nhận được là một đoạn giọng nói mô tả trong khung cảnh có những vật gì (mô tả chi tiết về hình dáng, loại vật, chất liệu, cách sử dụng…), giúp người khiếm thị di chuyển và sinh hoạt dễ dàng hơn. Smart eye còn được tích hợp trợ lý ảo có khả năng tìm kiếm thông tin, trò chuyện với người khiếm thị.

Theo thầy Kính, tính mới, tính sáng tạo của phần mềm (Smart eye) là tạo ra một ứng dụng thông minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ người khiếm thị nhận diện nhiều vật thể. Việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp dữ liệu lớn (Big data) ứng dụng vào trợ lý ảo để tạo ra Smart eye, ngoài việc giúp người khiếm thị có thể nhận diện đồ vật ở xa tầm tay, còn giúp họ cập nhật kiến thức, thông tin thời tiết, thời sự, tìm kiếm các dịch vụ liên quan như: Nhà hàng, khách sạn, quán ăn, bệnh viện, dịch vụ công… một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng Deep Learning (học sâu) để tạo ra chương trình Smart eye sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với các chương trình trước đó được tạo ra bởi Machine Learning (Máy học). Đặc biệt, khi tương tác với trợ lý ảo sẽ giúp người khiếm thị cảm thấy vui vẻ hơn như có thêm một người bạn để tâm sự.

Về khả năng ứng dụng, việc đầu tư phần mềm ứng dụng Smart eye giúp tiết kiệm chi phí hơn so với các phầm mềm hiện có trên thị trường (để sử dụng, chỉ cần nạp tiền vào tài khoản trên google API). Ngoài ra, do Smart eye có thể chạy trên hệ điều hành Android nên tương thích với nhiều loại smart phone và người khiếm thị có thể sử dụng smart phone để cài đặt phần mềm ứng dụng Smarrt eye nhằm trợ hiệu quả trong sinh hoạt, học tập cũng như tìm kiếm thông tin trên không gian mạng…  

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.