Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 18/07/2012 21:32 (GMT+7)

Tích hợp văn hoá Đông – Tây với lý tưởng XHCN-Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Tích hợp Văn hoá Đông - Tây với lý tưởng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở truyền thống văn hoá dân tộc, phải kể đến anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969). Suốt cuộc đời bôn ba năm châu bốn biển, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vẫn giữ trọn được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Điều đó được thể hiện ở tính cộng đồng sâu sắc. Ba mươi năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển, nhưng Người vẫn giữ nguyên tình cảm quê hương, gia tộc, giọng quê xứ nghệ, xa quê hơn nửa thế kỷ khi về lại vẫn nhớ và nhận ra người bạn thường cùng câu cá thuở ấu thơ…Suốt cuộc đời, Người luôn thể hiện lối sống hài hoà, giản dị, trọng tình, kính già mến trẻ, quý trọng phụ nữ, chung thuỷ với bạn bè, chan hoà với thiên nhiên và rất yêu thơ ca…Hồ Chí Minh mang dấu ấn cả Nho - Phật - Đạo, xuất thân từ một gia đình nho giáo nên Người đã học hỏi ở Nho giáo quan niệm về vai trò quan trọng của giáo dục cải tạo con người. Chúng ta bắt gặp không ít ở bài nói, viết của Người có trích dẫn hoặc vận dụng câu nói của Khổng Tử. Tinh thần nhân ái từ bi của Phật giáo. Lối sống coi nhẹ hình thức của Lão giáo. Đó là cách ĂN – MẶC - Ở. Người bộc lộ ước mơ rất Việt Nam và rất Lão Trang “...Sau khi hoàn thành trách nhiệm…Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với danh lợi...”1.

Cuộc sống thanh đạm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội ở nhà sàn trong vườn cây, bên ao cá là sự hiện thực hoá một phần ước muốn đó. Người luôn bộc lộ khuynh hướng tư duy tổng hợp và trực giác. Người rất thích tóm gọn phép ứng xử trong một vài từ: Đường lối đoàn kết, cách sống cần, kiệm liêm chính, chí công vô tư. Độc lập tự do hạnh phúc…kết hợp nhuần nhuyễn lối tư duy tổng hợp của truyền thống văn hoá nông nghiệp phương Đông với phương pháp tư duy phân tích dựa trên lý tính của văn hoá truyền thống phương Tây. Phối hợp cả lối sống cộng đồng coi trọng tập thể của truyền thống Việt Nam với lối sống phương Tây coi trọng cá nhân con người. Thể hiện qua phong cách điều tra tỷ mỷ và cách trình bày, lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục trong hàng loạt bài phóng sự, bút chiến, tiểu phẩm, truyện ký…của Người. Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu và tiên phong trong việc trọng dụng nhân tài, trí thức cho công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội..v.v...Hồ Chí Minh còn là người Việt Nam đầu tiên tiến lên một mức xa hơn là tích hợp các giá trị Văn hoá Đông - Tây với tinh hoa của chủ nghĩa Mác – Lênin để giành độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc mình. Hồ Chí Minh đã từng nói với một nhà báo: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước chúng tôi. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy.” 2

Hồ Chí Minh có một tầm nhìn rộng lớn, đề ra và giải quyết nhiều vấn đề vượt trước thời đại. Người đã trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc, được Đại hội đồng UNESCO họp năm 1990 quyết định công nhận là: “Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá”. Người thấu hiểu vai trò của trí thức, nên từ năm 1946, Người đã trân trọng mời trí thức Việt kiều về xây dựng đất nước. Trong đó có những trí thức tiêu biểu như: Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Võ Đình Quỳnh, Võ Đình Bông, Võ Qui Huân, Trần Hữu Tước…Ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, trong bộn bề công việc, Người vẫn chú trọng đến phát triển nền giáo dục toàn dân. Theo Người “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “dốt cũng là một thứ giặc”. Ngày 4/10/1945 Người phát động phong trào Bình dân học vụ. Ba năm sau đó, vào ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi thi đua ái quốc trước quốc dân, đồng bào, Người đã chỉ rõ “ Mục đích của thi đua ái quốc là diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Trong khi trên thế giới, vấn đề xoá nạn mù chữ chỉ mới đặt ra gần đây trong khuôn khổ UNESCO. Từ năm 1960, Hồ Chí Minh đã phát động “Tết trồng cây”. Thực chất là trồng cây gây rừng để bảo vệ môi sinh và giữ cân bằng sinh thái; trong khi UNESCO mãi gần đây mới đề ra chương trình này. Trên tinh thần dung hợp truyền thống, trong sách lược vắn tắt của Đảng 1930, Nguyễn Ái Quốc đã đề ra đường lối đoàn kết rộng rãi toàn dân và xác định: “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông…để kéo họ đi về phía vô sản giai cấp”. Chính nhờ có đường lối này mà Người đã tập hợp, thu hút được nhiều nhân sĩ, trí thức lớn cùng toàn dân vượt qua hiểm nguy của thời điểm “Vận mệnh dân tộc ngàn cân treo sợi tóc” để rồi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (2-9-1945), sau đó Người cùng với toàn Đảng lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, năm 1954 làm chấn động thế giới và đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Khả năng tích hợp ở Hồ Chí Minh là một đặc điểm rõ rệt mà nhiều báo chí thế giới đã nêu. Tóm lược về sự tích hợp Văn hoá Đông - Tây ở con người Hồ Chí Minh, báo Asahi Nhật Bản viết: “Điều làm cho cụ Hồ trở thành một lãnh tụ quần chúng tuyệt vời là sự kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN”3.

Nghị quyết UNESCO ghi rõ: “sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và…thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”4

Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng vĩ đại của sự khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Riêng về các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật những cống hiến quan trọng, đa dạng của Người là sự kết tinh truyền thống Văn hoá dân tộc Việt Nam và Văn hoá Đông – Tây với lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Chú thích:

1.Hồ Chí Minh. Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr 161-162.

2. “Hồ Chí Minh truyện”, Trương Niệm Thức dịch, Nxb Tam Liên, Thượng Hải, tháng 6-1949, dẫn theo: Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với Nho giáo, website: http://hoinhavanvietnam.vn. (xin chú thích thêm là, từ sau bản dịch năm 1949, các bản xuất bản sau đó của Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, không có đoạn Bác Hồ trả lời nhà báo nêu trên).

3.CAND.COM/ Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

4. Đại hội đồng UNESCO (Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hoá Liên hiệp Quốc) tại khoá họp từ ngày 20/10/1987 đến ngày 20/11/1987 ra Nghị quyết “Về việc kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”.


Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.