Thịt mèo cũng là vị thuốc
Dân gian có câu “mèo già hóa cáo”. Nói thế là oan cho nhà mèo. Thực tế không phải vậy, vì mèo và cáo (vulpes sp., họ Chó – Canidae) là hai loài thuộc hai họ khác nhau, không thể loài này hóa thành loài kia được!
Theo Y học cổ truyền, thịt mèo được dùng làm thuốc với tên Miêu nhục. Đại danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14) dã viết trong bộ sách Nam dược thần hiệu“Thịt mèo có vị ngọt , chua, tính ấm, không độc, chữa được bệnh cổ độc, bệnh lao, bệnh đậu và bênh thử trĩ lâu năm”. Người ta dùng thịt mèo chữa bệnh báng, lao, chóng mặt, trĩ lâu năm, mụn nhọt. Ngày dùng 50 - 100g, nấu chín ăn hay sấy khô, tán bột uống mỗi lần 4-8g.
Theo tài liệu của Trung Quốc, thịt mèo ninh nhừ, thêm ít muối và rượu, ăn trong ngày để chữa loát dạ dày, hành tá tràng. Hoặc thịt mèo 100g thái nhỏ, đun sôi cách thủy với Đảng sâm 30g, Long nhãn 15g. Ăn cái, uống nước, chữa bệnh thần kinh suy nhược, xuất huyết dưới da do dị ứng. Hoặc thịt mèo 100g, khởi tử 25g, Hoàng tinh 10g, Long nhãn 8g, nấu chín, ăn chữa chứng gan, thận hư nhược.
Ngoài thịt mèo, nhiều bộ phận khác của con này cũng dùng làm thuốc như xương đầu mèo (Miêu đầu cốt) có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng giải độc, tiêu thũng. Sát khuẩn. Dùng trị lao nặng, nhọt độc. Theo lương y L.T. Đức, phổi mèo một bộ, băm với đọt lá Sòi tía 80g, ngũ vị tử 20g, làm chả, hấp chín, ăn chữa bệnh hen (kinh nghiệm dân gian). Gan mèo dùng trị thở gấp (suyễn). Mật mèo đen ngâm rượu uống chữa hen suyễn, đau bụng kinh niên (uống mật động vật phải chú ý liều lượng, dùng nhiều có thể gây độc!).
Thời gian qua, ở Hà Nội xuất hện những cửa hàng ăn đặc sản thịt mèo gọi là “Tiểu hổ”. Còn ở Hải Phòng những quán thịt mèo lại gọi là “Hổ đồng bằng”. Những nhà hàng đặc sản này đã giết hại rất nhiều mèo nuôi trong các gia đình. Hậu quả dẫn đến sự mất cân bàng sinh thái trong tự nhiên. Không có mèo thì họ hàng nhà chuột gia tăng nhanh chóng, phá hoại thóc lúa, mùa màng, làm ảnh hưởng đén thu nhập của người dân ở nông thôn.
Thịt mèo rừng cũng thuộc loại thịt ngon. Tuệ Tĩnh đã viết “Ly nhục (thịt mèo rừng) có vị ngọt, tính bình, không độc mà tư nhuận, chữa chứng du phong, bệnh lao, bệnh trĩ, lở”. Nhiều dân tộc ít người ở miền Bắc dùng thịt và dạ dày mèo rừng chữa cơ thể suy nhược, xanh xao, gầy yếu. Xương mèo rừng (Ly cốt) ngâm rượu làm thuốc bổ, chữa suy nhược, xương khớp đau nhức, mụn nhọt độc.
Để đánh giá vai trò của mèo đối với con người, cũng cần nói thêm đôi điều về sức phá hoại rất ghê gớm của chuột. Không kể chuột đồng, chuột nhà gặm nhấm đồ dùng, hòm tủ, cắn quần áo, kể cả dây điện, gây tổn hại cho các kho lương thực. Mỗi ngày, một con chuột cống nặng 150g có thể ăn hết lượng thức ăn bằng nửa trọng lượng cơ thể của nó. Chuột còn nguy hiểm ở chỗ chúng có khả năng sinh sản rất nhanh. Một cặp “vợ chồng” chuột có thể đẻ từ 2-4 lứa/ năm, mỗi lứa từ 2-15 con. Chuột con 3 tháng tuổi đã bắt đầu sinh sản. Vì thế sau một năm, một “gia đình chuột” có thể sinh ra khoảng 800 con chuột con, cháu, chắt, chút, chít… và chúng ăn hết khoảng 2 tấn lương thực.
Cùng với sự phát triển của các nhà hàng “Tiểu hổ” là sự phát sinh những người xấu chuyên đi bắt trộm mèo để bán, gây mất trật tự xã hội.