Tham là gì?
Từ tham đến nhũng: Bấy lâu nay dư luận và công chúng và báo chí rất bức xúc về nạn tham nhũng. Quốc hội ta đã dự thảo luật chống tham nhũng. Từ điển tiếng Việt(NXB Khoa học xã hội, 1997) định nghĩa tham nhũnglà “tham lam và quấy nhiễu”. Theo Từ điển Hán - ViệtĐào Duy Anh, thamlà “ham tiền”, lamlà “ham ăn”. Tham nhũngdo thammà ra. Trước hết nói về tham. Theo Từ điển tiếng Việt(sách đã dẫn), thamlà “ham thích quá đáng hay không thích đáng”. Từ điển Phật học Hán - Việt(Phân viện nghiên cứu Phật học Hà Nội xuất bản 1994) giải thích thamlà “rơi vào vòng ham muốn không rời ra được”. Nhũnglà “gian dối” ( Từ điển Hán - ViệtĐào Duy Anh). Nói chung thamvà nhũngthường xuyên đi đôi vì muốn thamthì phải nhũng.
Có mấy loại tham?Theo tôi, có 3 loại chính:
1. Tham lợi . Đạo Phật gọi là tham dục,nghĩa là “ham muốn của cải vật chất thế gian mà không biết chán” ( Từ điển Phật học Hán - Việt,sách đã dẫn). Thambao giờ cũng gắn liền với dụccó nghĩa là “muốn”, vì kẻ thamluôn luôn muốnđược lợi nhiều hơn người khác. Đạo Phật phân loại 6 kiểu tham dụcgọi là Lục dụcdo 6 căn(5 giác quan + ý muốn) sinh ra, gồm sắc (do mắt nhìn), thanh(do tai nghe), hương(do mũi ngửi), vị(do lưỡi nếm), xúc(do đụng chạm, sờ mó), pháp(do ý nghĩ). Thí dụ thamđàn bà đẹp, quần áo đẹp, biển số xe máy đẹp là tham sắc.Nghiện rượu, thuốc lá, ma tuý là tham vị,...
2 – Tham danh . Nghĩa là “tham lợi tinh thần”, chỉ cần danh tiếng mà không màng vật chất. Thậm chí học có thể chấp nhận tốn rất nhiều của cải tiền bạc để được hư danh. Thí dụ lắm ông “đầy tớ của nhân dân” tuy “dốt đặc cán thuổng, chữ nhất bẻ đôi chẳng rành”, cũng moi “tiền chùa” thuê người viết luận án thi lấy bằng “tiến sĩ”. Bài Những ngộ nhận tốn kémcủa Nguyễn Văn Tuấn đăng trang 42 Thời báo kinh tế Saigonsố 34 ngày 18 – 8 – 2005 kể chuyện nhiều “Viện Hàn lâm rởm” bên Tây bày trò “tiếp thị” lôi kéo những ông háo danh gia nhập Acedemycủa họ (tất nhiên mất không ít “lệ phí”) để được ghi “mác” Acdemicia(Viện sĩ) vào danh thiếp cho oai (thực chất có khi Academychỉ là những lớp dạy múa, tiệm cắt tóc, uốn tóc!). Rồi “kỷ lục Guinness” bánh khổng lồ, cờ khổng lồ, sách khổng lồ, tranh khổng lồ... dủ thứ khổng lồ tốn hàng tỷ đồng chế tạo và vận chuyện, trong khi tỉnh này bão, huyện kia lụt. Bánh chưng, bánh dày, giò chả khổng lồ có thể mời khách tham quan mỗi người nếm một miếng, chứ võng khổng lồ ai nằm, sách khổng lồ ai đọc, cờ khổng lồ treo ở đâu? Thamđẻ con trai cũng voi như tham danh, tuy không “vinh dự” bằng “Viện sĩ Hàn lâm” nhưng được tiếng “có thằng chống gậy nối dõi tông đường”.
3 - Tham thời gian . Nghĩa là ham muốn nhanh hơn người khác hoặc ngại mất thì giờ. Thí dụ phóng xe máy vượt đèn đỏ. Thổ hàng cồng kềnh ngại chẳng buộc để rơi vãi đổ vỡ tung toé, xe lộn nhào, người bổ chửng...
Tác hại của tham: Những thiệt hại do lòng thamgây ra thật “vô lượng vô biên”, tạm thống kê 5 tác hại chính:
1- Hại bản thân. Thí dụ vì thamphóng nhanh vượt ẩu nên “tông” gốc cây, húc cột điện, chết hoặc bị thương tàn tật suốt đời.
2- Hại gia đình. Thí dụ vì thamcon trai nên lấy vợ lẽ chui, khiến gia đình lục đục, kinh tế ngày càng “phú quý giật lùi” vì phải nuôi con “ngoài kế hoạch”.
3- Hại xã hội. Thí dụ vì tham“chả tiểu hổ”, ruốc cóc, mắm ngoé, rượu “tam xà”... nên tàn sát mèo, rắn, cóc, nhái, chim, để cho chuột bọ thả cửa sinh sôi nảy nở phá hoại mùa màng, cây cối, hoa màu...
4- Hại môi trường.Thí dụ vì thamvài súc gỗ nên đốt nương, phá rừng, gây xói mòn đất đầu nguồn, gây lũ lụt.
5- Hại thế giới.Thí dụ “hiệu ứng nhà kính” do con người làm ô nhiễm môi trường đang đe doạ thế giới. Ấy là chưa kể đánh nhau do tranh chấp...
Phật dạy thamlà nguồn gốc mọi tội ác. Phải diệt thammới có “Cực lạc”.
Nguồn: Thế giới trong ta, số 245, 11 - 2005, tr 15